Nghĩa của việc hình thành các vùng kinh tế trọng điể mở Việt Nam

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 118 - 119)

- Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ

2.3.3.1. nghĩa của việc hình thành các vùng kinh tế trọng điể mở Việt Nam

Nước ta đi lên từ điểm xuất phát rất thấp. Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, nền kinh tế tuy đã khởi sách nhưng trình độ phát triển vấn còn nhiều hạn chế. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, để tránh nguy cơ tụt hậu, việc hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng trở thành nhu cầu cấp thiết.

Nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tương đối đa dạng và phong phú, nhưng lịa có sự phân hóa theo các vùng. Trên thực tế, có vùng hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi và có lịch sử khai thác lâu đời, mà Đồng bằng sông Hồng là một minh chứng cụ thể. Ngược lại, nhiều vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên lại đứng trước hàng loạt khó khăn về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Về tiềm lực, nước ta đang còn là một nước nghèo, nguồn vốn trong nước có hạn. Rõ ràng, trong chiến lược đầu tư với nguồn vốn hạn chế thì phải lựa chọn cách thức đầu tư có hiệu quả, nghĩa là đầu tư có trọng điểm

Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nước ta đã và đang thu hút được nhiều đầu tư từ nước ngoài. Trong giai đoạn 1988 – 2005, hơn 60 tỉ USD vốn đăng kí đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đã chảy vào Việt Nam. Đây là nguồn vốn quán trọng góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song muốn thu hút các nhà đầu tư, cần phải tạo ra các vùng thuận lợi như là một cách trải thảm đỏ cho họ đầu tư vào nước ta…

Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hành thành các vùng kinh tế trọng điểm. Ý nghĩa của các vùng này ở chỗ, đây là các vùng động lực không chỉ có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của cả nước phát triển , mà còn tạo cơ hội đi lên cho các vùng khác trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau của một thể thống nhất.

Một trong những mục tiêu phát triển của Nhà nước là giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng trong nước. Vì thế, các lãnh thổ trọng điểm đầu tư bao gồm cả các vùng động lực lẫn các vùng còn gặp nhiều khó khăn, kém phát triển. Loại vùng trọng điểm đầu tư thứ hai này chính là vùng có dạng “da báo”, bao trùm khoảng 2000 xã khó khăn ở vùng sâu vùng xa cần được hỗ trợ.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w