Một số thành quả đạt được của ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc – Trung –Nam

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 119 - 125)

- Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ

2.3.3.3.Một số thành quả đạt được của ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc – Trung –Nam

Trung –Nam

Sự hình thành, phát triển của ba vùng kinh tế trọng điểm đã và đang từng bước được triển khai theo hướng sẽ xây dựng thành những trung tâm lớn về công nghiệp, có công nghệ cao, trung tâm tài chính, ngân hàng, viễn thông, trung tâm đào tạo và y tế chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vận tải và giao thông quốc tế. Nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng lãnh thổ khác nhau ở nước ta, các vùng KTTĐ đó sẽ tác động hỗ trợ đến sự phát triển của các vùng khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển

Nằm cho quy hoạch chung về sự phát triển , các vùng KTTĐ và các vùng lãnh thổ khác đã xây dựng và đang tích cực triển khai chiến lược và kế hoạch riêng về phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn. Trong đó nổi bật lên thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã và sẽ là đầu tàu, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch, hợp tác quốc tế.

Thực tiến của quá trình nghiên cứu, hình thành và phát triển các vùng KTTĐ đã chững minh chủ trương đúng đắn của Nhà nước và đem lại những thành công bước đầu cho công cuộc CNH-HĐH đất nước.

*) Trên lãnh thổ của các vùng đã hội tụ được nhiều lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội

Tỷ trọng của ba vùng KTTĐ so với cả nước, (Số liệu năm 2005, cả nước =100%)

Chỉ tiêu Ba vùng KTTĐ Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng KTTĐ miền Trung Vùng KTTĐ phía Nam Diện tích 21,5 4,6 8,4 8,5 Dân số 39,6 16,3 7,5 15,9 Dân số thành thị 58,6 19,4 8,3 31,0 GDP, giá thực tế 65,4 19,0 5,3 41,1 GT công nghiệp 84,8 19,5 4,7 60,6 GDP dịch vụ 63,9 22,6 5,4 36,0 GDP/người 165,0 116,2 71,1 259,2 Thu ngân sách 85,7 23,8 3,9 58,1

Ba vùng KTTĐ mặc dù chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn về diện tích, dân số so với cả nước nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nơi đây hội tụ được nhiều thế mạnh hơn hẳn so với các vùng khác về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, hệ thống đô thị hạt nhân, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, mức sống, trình độ dân trí và về một số loại tài nguyên thiên nhiên.

Đặc biệt là trên lãnh thổ của 3 vùng KTTĐ tập trung các đô thị lớn nhất của cả nước (tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa,…) và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước. So với mức trung bình của các nước, tỷ lệ dân thành thị cao hơn, trình độ chuyên môn, kĩ thuật của người lao động cũng cao hơn khá nhiều.

*)Ba vùng KTTĐ có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ba vùng là khá cao

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 TK 06-08

Vùng KTTĐ Bắc Bộ 13,3 12,6 12,1 12,7

Vùng KTTĐ miền

Trung 12,1 13,1 12,7 12,6

Cả nước 8,2 8,5 7,5 7,6

Mức đóng góp và GDP của cả nước là 86,7%. Trong những năm tới mức đóng góp có thể tiếp tục tăng cao và có tác dụng dây chuyền mạnh mẽ hơn nữa đến các vùng lãnh thổ lân cận.

*)Ba vùng KTTĐ là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp then chốt của cả nước.

So với các vùng khác tiềm lực về công nghiệp của ba vùng rất mạnh. Điều đó thể hiện ở hàng loạt các tiêu chí nghiêm hẳn về ba vùng KTTĐ đó là số cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và số lượng các khu công nghiệp tập trung. Chính vì thế công nghiệp và xây dựng đã vượt quá ½ GDP của ba vùng.

Ba vùng này tập trung tới 147,7 ngàn cơ sở công nghiệp (23,6% số cơ sở sản xuất công

nghiệp của cả nước). Nếu chỉ tính số cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài thì ở đây chiếm tới 84,9% (504/587 cơ sở). Vùng KTTĐPN chiếm 71,04% số cơ sở SX có vốn đầu tư nước ngoài)

Sản phẩm công nghiệp tạo ra đã đóng góp vào cơ cấu GDP của vùng chiếm

52,5%. Trên bình diện vĩ mô, phân bố công nghiệp đang được qui hoạch lại theo hướng mở rộng qui mô và địa bàn. Bước đầu hình thành các địa bàn tập trung công nghiệp. Đến 12/2003 cả nước có 86 KCNTT được cấp GP với tổng diện tích đất có thể cho thuê là 11.485 ha. Ba vùng này có 67 KCNTT (chiếm 78%), nhiều KCN đang phát huy hiệu quả. Trong các xí nghiệp có qui mô nhỏ gắn với cơ sở nguyên liệu N - L - N, VLXD và khai thác khoáng sản ở địa phương; thì công nghiệp của 3 vùng này tập trung nhiều vào các ngành then chốt (rõ nhất là ngành điện, xi măng, VLXD, sắt thép, dầu khí và sản xuất một số hàng tiêu dùng)

Bảng: Cơ cấu ngành kinh tế của các vùng KTTĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vùng KTTĐ Bắc Bộ Nông nghiệp 12,5 11,2 10,3 Công nghiệp 43,6 45,4 46,2 Dịch vụ 43,9 43,4 43,5 Vùng KTTĐ miền Trung Nông nghiệp 24,3 22,3 20,4 Công nghiệp 37,1 37,9 39,4 Dịch vụ 38,6 39,8 40,1 Vùng KTTĐ phía Nam Nông nghiệp 9,1 8,4 8,0 Công nghiệp 54,0 53,5 53,6 Dịch vụ 37,0 38,1 38,4

*)Ba vùng KTTĐ đóng góp hơn 80% trị giá kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn FDI vào Việt Nam.

Do các thế mạnh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nguồn lao động, 3 vùng trở thành địa bàn thu hút phần lớn đầu tư nước ngoài. Có thể nói, hoạt động động đầu tư nước ngoài tại nước ta được thể hiện rõ nhất trên địa bàn này. Kết quả là, trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu lớn liên quan trước hết các hoạt động công nghiệp và đầu tư nước ngoài.

Bảng: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của 3 vùng KTTĐ so với cả nước (cả nước = 100%)

Vùng 2006 2007 2008 Vùng KTTĐ Bắc Bộ 15,3 17,3 17,3 Vùng KTTĐ miền Trung 2,6 3,0 2,7 Vùng KTTĐ phía Nam 78,5 78,0 73,1 Cả 3 vùng 96,4 98,3 93,0

Bảng: Vốn đầu tư vào vùng KTTĐ

Vùng 2006 2007 2008

Vùng KTTĐ Bắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng KTTĐ miền Trung 34.204 50.163 59.268 Vùng KTTĐ phía Nam 130.794 163.452 216.228 Cả 3 vùng 270.377 352.779 465.741 Cả nước 398.900 521.700 637.300

Trong quá trình hình thành và phát triển, rõ ràng là các vùng KTTĐ đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận vùng.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 119 - 125)