Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 100 - 104)

- Là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại Trên lãnh thổ, trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch Nói cách khác, mật độ điểm du

Tài nguyên du lịch

Vùng du lịch Bắc Bộ có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn thật lớn chẳng những đối với khach du lịch trong nước mà còn đối với khách du lịch nước ngoài và bà con Việt Kiều ở xa tổ quốc, có khả năng tiếp nhận số lượng lớn khách du lịch.

Về mặt tự nhiên, trước hêt ở vùng này có rất nhiều cảnh đẹp. Thiên nhiên ở đây có những nét hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng như thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.500m trên mực nước biển, mờ ảo trong sương mù, như treo bên sườn của dãy Hoàng Liên sơn cao ngất, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam; cũng có khi ồn ào, sôi động như ở các thác nước Bản Giốc, Đầu Đẳng (Cao Bằng) hoặc cảnh tĩnh mịch trong các cánh rừng già nguyên sinh như ở các Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì ( Hà Tây), đảo Cát Bà (Hải Phòng) với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình, hoàn tàon làm thoả mãn trí tò mò của các du khách và lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, có những nét bí hiểm, lạ mắt của các hang động như ở Hương Sơn (Hà Tây) được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” khiến khách du lịch ai mà chẳng muốn đến đó dù chỉ là một lần; có những bãi biển cát trắng phẳng lì, chan hoà ánh sáng và quanh năm lộng gió như Trà cổ (Quảng Ninh), Đồ sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa lò (Nghệ An), có sức thu hút đặc biệt, mỗi nă đón hàng nghìn người tới nghỉ mát, tắm biển. Đặc biệt cảnh đẹp, thiên nhiên ở vùng này tiêu biểu, nhất là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) , một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Khách du lịch tới đây hẳn phải sững sờ trước vẻ đẹp tạo hóa sinh ra, tha hồ mà khám phát những điều kì thú của cả một thế giới đảo đá với muôn hình muôn vẻ, nửa nổi nửa chìm trong vịnh biển.

Cùng với những cảnh đẹp, khí hậu vùng này ấm áp, trong lành, rất thích hợp với mọi hoạt động du lịch và có thẻ khai thác được quanh năm. Những tháng hè nóng bức của vùng nhiệt đới, ở vùng này thường từ tháng 5 đến tháng 9, lại là điều kiện kích thích mạnh mẽ dòng người di du lịch nghỉ mát, tắm biển. Khách du lịch nước ngoài thường

khao khát và tận hưởng ánh nắng nhiệt đới chói chang ở đây, nhất là lúc đang vào thời kì mùa đông ở xứ sở của họ.

Thiên nhiên ở vùng này cũng thật hào phóng, ưu ái dành cho khách du khách du lịch được thưởng thức nhiều của ngon vật lạ, từ những đặc sản dưới biển như các loại cá ngon, tôm hùm, sò huyết, của biển, bào ngư…đến các đặc sản của núi rừng như măng, nấm hương, thịt chim, thú rừng được phép săn bắn đến các loại dược liệu quý như sâm, nhung, tam thất... ở đây còn khai thác được nguồn nước theo các mạch suối tự nhiên hay nằm sâu trong lòng đất được chế biến làm nước giải khát hoặc để chữa bệnh, đủ sức thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Nguồn nướ khoáng Km Bôi (Hoà bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng) đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và có khả năng khai thác tốt.

Về đại thể, có thể sơ bộ đánh giá sự thu hút khách và khả năng khai thác trước mắt của một số lượng tài nguyên du lịch về mặt tự nhiên tại một số điểm du lịch ở vùng này.Về mặt văn hoá lịch sử, vùng này chứa đựng toàn bộ bề dày của lịch sử Việt Nam. Những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hoá Đông sơn, Hoà Bình nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử còn được bào tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử nước ta rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức. Những lễ hội truyền thống như Hội Đền Hùng (Vĩnh Phú), Hội Lim (Hà Bắc), Hội Gióng (Hà Nội), Hội phái Đồng Kỵ (Hà Bắc) Hội chùa Hương (Hà Tây), đậm đà màu sắc dân tộc.

Ở vùng này là quê hương của những làn điệu chèo, khúc ca quan họ, câu hát văn, câu ví dặm, của nghệ thuật tuồng, rối nước âm nhạc, chiêng cồng và các điệu múa cổ truyền của các dân tộc anh em. Vùng này cung có cả một kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa keo (Thái Bình) tháp Cổ Lễ (Nam Hà), chùa Một cột (Hà Nội).

Đáng chú ý là ở vùng này tập trung hầu hết những viện bảo tàng lớn và có giá trị nhất Việt Nam như các viện Bảo tàng lịch sử, Viện bảo tàng cách mạng, Viện Bảo tàng Mỹ thuật, viện Bảo tàng Quân đội,Viện bảo tàng Hồ Chí Minh (ở Hà nội), Viện bảo tàng các dân tộc miền núi (ở Bắc thái), tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

Những di tích văn hoá - lịch sử ở vùng này thường gắn liền và rất hài hoà với cảnh đẹp thiên nhiên nên càng tăng thêm giá trị của nhiều điểm du lịch như Hạ Long, Hương sơn, Hoa Lư, Lạng sơn…

Về kinh tế - xã hội, đây là vùng truyền thống về sản xuất nông nghiệp, hiện đang tiếp cận với những thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới từng bước đi lên xây dựng nền kinh tế mới có cơ cấu hợp lý và nhiều thành phần nhằm đạt hiệu quả cao để không ngừng cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Những nông sản

nhiệt đới quý giá được dày công chế biến, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, rất cần thiết và giúp ích đắc lực cho họat động du lịch ở vùng này cũng rất sẵn như gạo tám thơm, nếp cái, các hoa quả thơm, ngon nức tiếng gần xa, đào Sa pa, mận Bắc hà, bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ, xã Đoài, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, các loại thuốc lá thơm Hoà An, chè Thái Nguyên cùng các loại thực phẩm tươi sống mùa nào thức ấy, vừa ngon vừa bổ giá cả rẻ.

Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong nước gồm các mặt hàng truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu của các loại khách du lịch và xuất khẩu.

Vùng này nổi tiếng từ bao đời là nơi đất lành chim đậu, nhân dân ham chuộng cuộc sống thanh bình, cần cù lao động thông minh, sáng tạo và giàu lòng mến khách, tạo những điều kiện xã hội rất thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Cũng có thể sơ bộ đánh giá giá trị thu hút khách du lịch và khả năng khai thác các dạng tài nguyên du lịch về mặ nhân văn tại một số điểm du lịch ở vùng này.

Hoạt động du lịch của vùng

- Địa bàn các di tích văn hoá lịch sử

+ Các di tích văn hoá - nghệ thuật, lễ hội truyền thống chủ yếu ở Hà Nội và vùng phụ cận thuộc các tỉnh Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phú, trung tâm của nền văn minh Lúa nước, văn hoá Đông sơn.

+ Các địa bàn có nhiều ảnh hưởng văn hoá các dân tộc: Tày – Nùng (Cao Bằng, Lạng sơn), H’mông (Hà Giang, Lao Cai), Thái (Lai Châu - Sơn La), Mường (Hoà Bình).

- Các di tích giữ nước, dựng nước: Cụm Việt Trì: Đền Hùng - Châu Phong Mê Linh; Cụm Ninh Bình: Hoa Lư, Tam Điệp; Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng: Vân Đồn, Yên Tử, Côn Sơn, sông Bạch Đằng; Cụm Lạng Sơn - Cao Bằng: Chi lăng, Pắc bó, đường quốc lộ 4 Đông Khê, Thất Khê; Cụm Tuyên Quang - Bắc Thái: Các an toàn khu Sơn Dương, Tân trào, Quan Chu, Chiêm Hoá, Bắc Sơn.

- Hệ thống cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển:

+ Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng: Hạ Long, Bái Tử Long, Đồ Sơn, Cát Bà – Mũi Ngọc - Trà Cổ

+ Cụm điểm Thanh Hoá: Sầm Sơn - Hàm Rồng + Cụm Nghệ An - Hà Tĩnh: Cửa lò, Thiên Cầm

- Hệ thống cảnh quan vùng hồ: Chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ: Hoà Bình, Thác Bà (Yên Bái), Đại Lải, Xạ Hương (Vĩnh Phúc), Cầm sơn (Hà Bắc), núi Cốc (bắc thái), Yên Lập (Quảng Ninh), hồ tự nhiên Ba Bể (Cao Bằng), suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây), hồ Tây (Hà Nội).

+ Các khu hang động núi đá Karsto: cụm Hà Giang, cụm Cao Bằng (huyện Trùng Khánh - Bảo Lạc), cụm Lạng Sơn (Nhất Nhị, Tam Thanh), cụm Cao Bằng (Bắc Sơn - Ba Bể), cụm Quảng Ninh (Hoàng Bồ, Hòn Gai), cụm Sơn La - Lai Châu (dọc sông Đà), cụm Hoà Bình - Hà Tây (Mỹ Đức, Lương Sơn, Hoà Bình) - cụm Ninh Bình - Thanh Hoá (Hoa Lư - Bích Động, Đồng Giao, Bỉm Sơn, Thanh Hoá), cụm Hạ Long (hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Đầu Gỗ..)

- Các hải đảo:

+ Các hải đảo có bãi tắm tốt, có người ở: Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc vũng, Tuần Châu (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng).

+ Các hải đảo cảnh quan nổi tiếng: Bạch Long Vĩ, Minh Châu (tên cũ: Đảo Lợn Rừng), đảo Khỉ, hòn Rền, hòn Dầu, hòn Mê.

- Đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà Nội đầu mối giao thông lớn, trung tâm thông tin viễn thông hiện đại, trung tâm giao tiếp, trung tâm đào tạo khoa học kỹ thuật của cả nước, trung tâm của nền văn hoá nghệ thuật truyền thống.

Qui mô dân số đến năm 2010 là: 2-2,5 triệu dân bao gồm: Khu thành phố cũ : (36 phố phường) và thành cổ, khu thành phố xây dựng thời Pháp thuộc.

Hệ thống trung tâm cũ (Hoàn Kiếm) và mới (Ba Đình)

Khu cảnh quan du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao dưới nước Hồ Tây sẽ xây dựng những khách sạn quốc tế lớn 3 – 5 sao, khu thể dục thể thao quốc tế, công viên văn hoá nghỉ ngơi, trung tâm các làng nghề truyền thống và các làng du lịch quốc tế mới.

Sân bay quốc tế chính: Nội Bài sân bay phụ: Miến Môn

CÁC ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG CỦA VÙNG

Quê Bác - làng Sen Vịnh hạ Long Hồ Ba Bể

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w