BẢN ĐỒ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 42 - 46)

- Ba vùng KTTĐ là:

BẢN ĐỒ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

a.Vùng Trung du-miền núi Phía Bắc

Vùng TDMNPB có vị trí quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên của các tỉnh Bắc Bộ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và nhiều kinh nghiệm sản xuất là tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng:

* Vị trí địa lý:

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí khá thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội: phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc- một nền kinh tế đang có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây; có đường biên giới quốc gia dài 1966km, có 13 cửa khẩu trong đó có 3 cửa khẩu quốc tế, phía nam tiếp giáp với Đồng bằng sông Hồng một trong 2 vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, vùng lương thực thực phẩm số 2 của cả nước; phía tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông.

Vị trí địa lý như trên tạo ra nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế, nhất là nền kinh tế nông nghiệp cho Trung du và miền núi Bắc Bộ.

* Điều kiện tự nhiên:

- Khí hậu: khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh,

khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới

Vùng Đông bắc chủ yếu là đồi núi thấp, vùng tây bắc là vùng đồi núi cao. Ngoài ra có các cao nguyên bằng phẳng, các đồng cỏ tương đối lớn thích hợp cho chăn nuôi gia súc.

Đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng hình thành trên đá vôi, đá phiến và một số loại đá khác phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thuận lợi phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng rừng

Ngoài ra có đất phù sa cổ phân bố ở vùng trung du thích hợp phát triển cây công nghiệp hàng năm, rau quả

Bên cạnh đó có đất phù sa phân bố ở thũng lũng các con sông, cánh đồng thích hợp thâm canh lương thực

- Tài nguyên nước:

Hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn. Ngoài ra còn có các hồ chứa như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Hòa Bình, Thác Bà đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động: Dân cư giầu kinh nghiệm sản xuất nhất là trong sản

xuất nông nghiệp

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, ngành công nghiệp chế biến từng bước

tiến bộ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

- Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển nông nghiệp đối với TDMNBB.

- Thị trường tiêu thụ tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu trong vùng đặc biệt cung cấp cho ĐBSH – vùng đông dân nhất cả nước

Hạn chế đối với phát triển nông nghiệp của vùng

- Địa hình đồi núi, bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp chuyên canh có quy mô lớn

- Khí hậu: vào mùa đông thường xảy ra các đợt rét đậm, rét hại, sương muối gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra vùng chịu ảnh hưởng của bão, ngập lụt, lũ quét.

- Dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp nhất là ở khu vực Tây Bắc. Trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn yếu kém

Các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

Nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng có xu hướng tăng lên qua một số năm, trong đó ngành trồng trọt chiếm vị trí quan trọng, nhất là tỷ trọng của cây công nghiệp, cây ăn quả. Ngành chăn nuôi cũng đang từng bước được chú trọng và nâng cao dần giá trị đóng góp trong cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng.

* Cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệt:

TDMN Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước với một số sản phẩm ưu thế như: chè, cà phê

Trước hết đây là vùng chè lớn nhất của cả nước. Chè có thể trồng ở ở những miền có độ dốc 250, ở cả trung du lẫn miền núi cao trên 1000m. Ở đây đã hình thành những trung tâm của vùng chuyên canh chè như Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên. Chè nguyên liệu được chế biến thành chè xanh, chè đen chủ yếu để xuất khẩu. TDMNBB chiếm đến 65% diện tích chè cả nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cây cà phê: TDMNPB cũng là vùng có điều kiện sinh thái thích hợp để trồng cà phê, diện tích trồng tương đối rộng tập trung chủ yếu ở Sơn La, Yên BáI, Hà Giang, Tuyên Quang. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên sa diệp thạch rất thích hợp với chè, trẩu, sở.

* Cây dược liệu:

Ở dãy Hoàng Liên Sơn các dược liệu quý như tam thất, đỗ trọng, thảo quả…;ở Cao Bằng và Lạng Sơn có thể phát triển trồng tốt các cây thuốc trên. TDMNBB còn

trồng nhiều hồi(một cây lấy dầu của miền cận nhiệt đới). Cây hồi ưa miền khí hậu mát. Cao Bằng, Lạng Sơn là nơi cây hồi phát triển mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là trên lớp thổ nhưỡng phong hoá từ đá riôlit với diện tích khoảng 2000ha. Một cây đặc sản khác của vùng là cây quế. Quế được trồng tập trung ở Yên Bái và Quảng Hà (Quảng Ninh). Diện tích trồng quế khoảng 10.000ha

* Cây ăn quả:

Có nhiều cây ăn quả và rau mang tính chất cận nhiệt đới như dẻ Cao Bằng, mận Thất Khê, đào Mẫu Sơn, vải thiều Lục Ngạn

* Rau: rau được trồng ở nhiều nơi. Đặc biệt Sa Pa là nơi có thể trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống quanh năm.

Đất đai của vùng còn nhiều, khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp còn lớn và còn có khả năng trồng những loại cây khác như lạc, đỗ tương…

* Chăn nuôi gia súc:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên nuôi trâu bò lấy thịt và sữa. Trâu được phát triển mạnh ở vùng núi và trung du Đông Bắc. Nuôi bò lại phát triển ở trên các cao nguyên vùng Tây Bắc(Sơn La, Lai Châu). Nông trường Mộc Châu đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm từ sữa với sản phẩm ngày càng đa dạng.

Ngoài ra dê được nuôi ở vùng núi đá, đồi thấp. Khỉ được nuôi ở các đảo. Vùng biển Quảng Ninh có nhiều khả năng nuôi trồng hải sản.

Tóm lại, trung du và miền núi Bắc Bộ có khá nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay vùng vẫn chưa thực sự khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đặc thù để sản xuất ra nhiều loại nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 42 - 46)