Bản đồ kinh tế chung của Tây Nguyên

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 61 - 67)

- Ba vùng KTTĐ là:

Bản đồ kinh tế chung của Tây Nguyên

+ Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là dâu tằm tập trung nhiều nhất cả nước, phân bố ở Lâm Đồng, Đắc Lắc.

Cây mía: cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đường trong vùng. Cây bông: cung cấp một phần bông thay thế nhập khẩu, nhờ phát huy được lợi thế về đất đai, khí hậu kết hợp với các chính sách khuyến khích phát triển của tổng công ty bông Việt Nam, tỉnh Đắc Lắc đã mở rộng diện tích trồng bông.

+ Cây lương thực: để hỗ trợ thế mạnh cây công nghiệp, Tây Nguyên đã coi trọng việc trồng cây lương thực, chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương, lúa phát triển nhiều nhất ở Đắc Lắc, ngô được trồng chủ yếu ở Đắc Lắc, Gia Lai và đã trở thành sản phẩm hàng hoá xuất khẩu ra khỏi vùng.

+ Ngoài các sản phẩm chuyên môn hóa trên, Tây Nguyên còn được biết đến là vùng chuyên canh rau, hoa cao cấp ở Đà Lạt phục vụ cho các thành phố lớn và xuất khẩu.

* Ngành chăn nuôi: có nhiều thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá do có diện tích đồng cỏ rộng và khí hậu thích hợp. Đàn bò tăng nhanh hơn đàn trâu, đặc biệt là nuôi bò sữa với quy mô lớn ở Lâm Đồng. Trước đây chăn nuôi bò chỉ có ở quy mô gia đình của một số đòng bào dân tộc Ê Đê, Gia Rai...Tuy nhiên trong những năm gần đây, đàn bò tăng mạnh và mở rộng quy mô. Vùng chăn nuôi bò sữa Đức Trọng trở thành vùng chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa nổi tiếng ở nước ta.

Đàn lợn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhờ nguồn thức ăn dồi dào từ vùng trồng hoa màu lương thực.

g. Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Bao gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 23.605,2 km2, dân số năm 2009 là 14.095,7 nghìn người, chiếm 7,13% diện tích tự nhiên và 16,4% dân số cả nước.

Thế mạnh phát triển nông nghiệp:

* Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình: ĐNB nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng chuyển tiếp từ

cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long với những vùng đất gò đồi lượn sóng. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tập trung có quy mô lớn, đặc biệt cho sự phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.

- Khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía Nam, ĐNB có đặc điểm của một vùng

khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao và tương đối ổn định trong năm, nhiệt độ trung bình 23-250C, lượng mưa khá phong phú tập trung chủ yếu vào mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của bão và các thiên tai khác thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nhất là các loại cây trồng nhiệt đới, tạo điều kiện hình thành nèn nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, tăng khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, năng suất cây trồng, vật nuôi cao.

Chăn nuôi lợn rừng Thu hoạch cà phê

Chăn nuôi bò của đồng bào TN Đồi cà phê bạt ngàn

- Đất đai: Trong vùng có nhiều loại đất tốt, giầu dinh dưỡng như đất đỏ bazan

chiếm 40% diện tích của vùng. Ngoài ra còn có đất xám phù sa cổ rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tiêu biểu như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía…

- Nguồn nước: dồi dào từ các hệ thống sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai (lớn thứ ba Việt Nam), có các hồ chứa nước lớn như hồ Dầu Tiếng và Trị An. Tổng lượng nước mặt dự trữ hiện tại hàng năm lên đến gần 4 tỉ m3, đủ khả năng cung cấp nước cho vùng. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, phân bố tập trung ở Biên Hoà - Long An và TP Hồ Chí Minh.

* Điều kiện kinh tế- xã hội:

- Lực lượng lao động tại chỗ khá dồi dào. Mặt khác số lao động lại có kĩ thuật, nhạy bén với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, tính năng động cao với nền sản xuất hàng hoá và đã quen với việc kinh doanh trên thị trường. Đây là tiềm năng quý giá để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực của ĐNB.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của ĐNB tương đối tốt, đặc biệt mạng lưới giao thông

tốt hơn các vùng khác, đã xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp chế biến… tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vùng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Nền kinh tế thị trường sớm hình thành và phát triển tại Đông Nam Bộ là một

trong các điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.

Có thể nói, tất cả những yếu tố trên là nguồn lực đưa Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước

Những hạn chế đối với phát triển nông nghiệp của vùng:

Hạn chế lớn nhất đối với phát triển nông nghiệp của vùng là sự phân hóa mùa sâu sắc. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ đang từng bước khắc phục bằng việc xây dựng các hồ chứa, các công trình thủy điện để giải quyết vấn đề nước tưới vào mùa khô.

Những sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu của vùng:

ĐNB có tiềm năng to lớn phát triển nông nghiệp với những thế mạnh nổi bật như chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi nhất là nuôi bò sữa. Giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng tăng lên đáng kể đạt 17.769,3 tỷ đồng chiếm 12,2% cả nước (năm 2004).

Ngành trồng trọt: do có nhiều điều kiện thuận lợi nên ở ĐNB đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung trên quy mô lớn. Nhiều sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng hàng hoá cả nước

Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Bộ

+ Cây công nghiệp:

Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ nhất cả nước, đặc biệt là các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu lớn. Tập đoàn cây công nghiệp dài ngày của vùng Đông Nam Bộ bao gồm cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm. Cây lâu năm là thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 36% diện tích cây lâu năm của toàn quốc. Trong số cây công nghiệp dài ngày, chiếm ưu thế là cây công nghiệp(76,6%), còn cây ăn quả chiếm tỉ lệ rất ít. Tại đây đã hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp với cơ cấu cây trồng tương đối ổn định.

- Cây cao su: Việc trồng cây cao su ở Đông Nam Bộ đã được tiến hành từ thời Pháp thuộc. Cho đến nay, cây cao su đã trở thành cây trồng chủ lực của vùng (khoảng 38% diện tích đất trồng cây lâu năm của vùng). Diện tích và sản lượng cao su của vùng chiếm trên 80% cả nước. Cây cao su của vùng Đông Nam Bộ tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… Hiện nay cây cao su đang được đầu tư theo chiều sâu, những vườn cao su già cỗi được thay bằng các loại giống cao su mới của Indonesia và Malaixia với năng suất cao gấp nhiều lần. Vì thế sản lượng cao su những thập kỉ tới chắc chắn sẽ tăng lên và khẳng định được vị thế của cây cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Cây cà phê: do có diện tích đất đỏ bazan, có điều kiện tưới tiêu và cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ĐNB trở thành vùng trồng cà phê lớn thứ hai cả nước sau Tây nguyên, trồng nhiều ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Diện tích cà phê hiện nay của toàn vùng là 62 nghìn ha và sản lượng 67 nghìn tấn, chiếm 15,5% diện tích và 9,7% so với cả nước (năm 2002).

- Cây hồ tiêu: nhờ có đất đỏ bazan và khí hậu nhiệt đới thích hợp cho phát triển hồ tiêu, mặt khác vùng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có kĩ thuật mới, giống mới… nên diện tích và năng suất hồ tiêu của vùng không ngừng được mở rộng. Năm

2002 diện tích đạt 19.840 ha, sản lượng là 36.800 tấn, chiếm 52,67% và 63% cả nước. Tập trung ở ba huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Châu Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) trên đất vườn của các hộ nông dân.

- Cây điều: đây là vùng trọng điểm trồng điều hiện nay, diện tích và sản lượng chiếm trên 70% của cả nước. Số lượng điều tiêu thụ trong nước rất ít khoảng 10%, chủ yếu là để xuất khẩu với giá thành cao. Được trồng ở đất có tầng canh tác mỏng hoặc đất cát ven biển, đất xám khô hạn. Tập trung ở các huyện Long Thành, Châu Thành, Long Khánh và các huyện thuộc tỉnh Bình Phước.

+ Cây công nghiệp hàng năm: khá phong phú với nhiều loại cây như mía chiếm 22,5% diện tích và 21,6% sản lượng của cả nước trồng nhiều ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương; đậu tương 20,15% và 15,17% tập trung ở Đồng Nai, Bình Phước; thuốc lá 56,4% và 52,9% trồng tập trung ở Tây Ninh và một số tỉnh trong vùng; Là vùng trồng bông vào loại lớn nhất nước ta nhờ có điều kiện khí hậu đất đai thích hợp diện tích chiếm 45,2% và sản lượng chiếm 60,2% cả nước.

+ Ngoài cây công nghiệp ĐNB còn có thế mạnh về cây ăn quả, đặc biệt những loại cây ăn quả cao cấp, sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Những khu vực trồng cây ăn quả lớn là Thủ Đức, Đồng Nai, Lai Thiêu; bưởi Tân Triều (Biên Hoà); chuối, sầu riêng (long Khánh); nhãn, mãng cầu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

+ Cây lương thực: tuy không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực nhưng vùng cũng đã trồng và đã cải tạo ra các cây lương thực hàng hoá đánh giá cao như lúa, ngô, sắn.

* Ngành chăn nuôi: hình thức chăn nuôi cũng như cơ cấu ngành có sự thay đổi, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngày càng lớn nên chăn nuôi công nghiệp phát triển thay thế cho chăn nuôi gia đình lấy sức kéo trước đây.

+ Chăn nuôi bò: hình thức chăn nuôi phân tán trong hộ gia đình đã được thay thế theo hướng tập trung trang trại kể cả bò sữa và bò thịt. Năm 2004 tổng đàn bò của vùng đạt 599,7 nghìn con trong đó bò sữa là 13 nghìn con, sản lượng sữa chiếm 75% cả nước. Điển hình là nuôi bò sữa theo hình thức công nghiệp ở huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)

+ Chăn nuôi trâu: không phát triển bằng chăn nuôi bò, năm 2004 vùng có 105,5 nghìn con chiếm 3,7% cả nước.

+ Chăn nuôi gia cầm: như gà, vịt với trên 17 triệu con năm 2004, phương thức nuôi đa dạng cả hình thức nuôi công nghiệp, thả vườn và cổ truyền nhằm đáp ứng thị hiếu của thị trường.

Đông Nam Bộ có tiềm năng thuỷ sản khá lớn, gồm các nguồn lợi từ hải sản, thuỷ sản nước lợ và nước ngọt. Vùng có đường bờ biển dài khoảng 100 km với nhiều ngư trường rộng lớn. Hiện nay ngành này có nhiều cơ hội phát triển lớn hơn nữa bởi tập trung vốn đầu tư vào việc hiện đại hóa trang thiết bị nhất là phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ.

ĐNB là vùng tương đối điển hình ở nước ta về khai thác và tổ chức sản xuất lãnh thổ theo chiều sâu. Đó là sự kết hợp giữa chuyên môn hoá sản xuất và phát triển tổng hợp, tạo nên một tổng hợp thể sản xuất lãnh thổ hợp lí cả về công nghiệp và nông nghiệp, gắn việc khai thác kinh tế trên đất liền với dải ven biển và đảo, hình thành một nền kinh tế biển đa dạng và phong phú.

MỘT SỐ SẢN PHẨM CHUYÊN MÔN HÓA CỦA VÙNG

Cạo mủ cao su Nuôi trồng thủy sản

Cánh đồng sắn ( mì ) Thu hoạch tiêu

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w