Thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 56 - 61)

- Ba vùng KTTĐ là:

bThế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là 409 nghìn ha (chiếm 11%

diện tích đất tự nhiên), đất trồng cây hàng năm 349.000 ha (82% diện tích đất nông nghiệp), trong đó, diện tích hai và ba vụ lúa là 155.974 ha. Đất trồng cây lâu năm mới đạt 10% đất nông nghiệp (44.360 ha) và đất một vụ lúa (thiếu nước trong mùa khô) còn 40.260 ha.

Ngoài ra, còn có 7.000 ha đồng cỏ cho phát triển chăn nuôi, 7.000 ha mặt nước cho nuôi trồng thủy hải sản.

Mặc dù đất cho nông nghiệp còn ít và độ màu mỡ thấp nhưng duyên hải Nam Trung Bộ cũng phát triển nông nghiệp một cách toàn diện trên cơ sở thuận lợi nhất.

Chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo Rừng cao su ở Cẩm Thủy-TH

Mô hình nuôi bò sữa ở Nghệ An Trồng mía tím năng suất cao

Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp cần bố trí cây trồng, vật nuôi và thời vụ phù hợp với từng điệu kiện sinh thái cụ thể để tránh thiên tai, khai thác được những thuận lợi của chế độ khí hậu.

+ Nước: tương đối phong phú với hệ thống sông suối dày đặc, tuy nhiên sông

ngắn dốc nên giá trị sản xuất nông nghiệp tương đối nhỏ. Việc khai thác nước ngầm phục vụ nông nghiệp còn rất hạn chế.

+ Với bờ biển kéo dài, khá sâu, nhiều eo biển, cửa sông, vũng vịnh, nguồn lợi

thủy sản phong phú với nhiều bãi tôm, bãi cá tập trung ở ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận thích hợp cho nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

* Điều kiện kinh tế-xã hội:

Trình độ người lao động tương đối khá. Tiềm năng về lao động phong phú và có trình độ tay nghề cao. Do sớm tiếp xúc với cơ chế thị trường, cách tổ chức, quản lý trong sản xuất phần nào thích ứng với xu thế hiện nay.

Hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, dịch vụ phát triển tương đối góp phần thúc đẩy nông nghiệp của vùng phát triển.

Hạn chế đối với phát triển nông nghiệp:

+ Khí hậu: ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: lượng mưa trung bình thấp chỉ khoảng 1200mm/năm, cát nước mặn thường xuyên xâm lấn vào đất liền do tác dụng của thủy triều và gió bão. Đây cũng là vùng hàng năm bị bão tàn phá, kèm theo là lũ lụt đã gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động đời sống và sản xuất. Một số địa phương chỉ trồng được một vụ lúa/năm.

+ Diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai kém màu mỡ, năng suất cây lương thực không cao

+ Đây là vùng khô hạn nhất cả nước. Mùa khô kéo dài và sâu sắc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của con người.

Các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

Cơ cấu ngành bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi.

- Khai thác thủy hải sản được coi là thế mạnh nổi bật của vùng trong sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2005 là 380 nghìn tấn tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa

- Năm 2002, sản xuất lương thực đạt 2,4 triệu tấn quy thóc, lương thực bình quân đầu người khoảng 270kg/năm.

- Cây công nghiệp (ngắn ngày, dài ngày): chiếm 15% diện tích cây trồng. Đã hình thành những vùng cây công nghiệp tập trung như mía (28.000 ha, sản lượng 1 triệu tân), dứa (18.000 ha, trong đó diện tích thu hoạch 13.000 ha), lạc (20.000 ha) và gần đây là chè, dâu tằm, đào, cao su, ca cao, cà phê.

Bản đồ kinh tế chung của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- DHNTB cũng phát triển một số cây làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như cây bông. Bông thích hợp với điều kiện khí hậu khô nóng được trồng tập trung ở tỉnh Bình Thuận.

- Về chăn nuôi: chiếm 27% giá trị sản lượng nông nghiệp.

Đàn trâu có 157,8 nghìn con; bò 1,1 triệu con (chiếm gần 20% đàn bò cả nước), đàn lợn 4 triệu con. Chăn nuôi bò sữa và các đặc sản bắt đầu phát triển, trước hết ở vùng phụ cận thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang với qui mô vài trăm con mỗi vùng.

MỘT SỐ SẢN PHẨM CHUYÊN MÔN HÓA CỦA VÙNG

Nhóm 5 - K22 - Địa lý Tự nhiên 58

e. Vùng nông nghiệp Tây Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tây nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên là 54640,6 km2 chiếm 16,5% diện tích cả nước, dân số năm 2009 là 5.124,9 nghìn người chiếm 5,95% dân số cả nước.

Có lãnh thổ rộng lớn và nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp đặc biệt có lợi thế để phát triển cây công nghiệp lâu năm. Tây Nguyên đã trở thành một trong hai vùng sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu lớn của cả nước.

Thế mạnh phát triển nông nghiệp:

* Điều kiện tự nhiên :

- Địa hình và đất đai: địa hình chủ yếu là các cao nguyên bazan xếp tầng ở các

độ cao khác nhau, trung bình là 700 – 800m rất rộng lớn bề mặt khá bằng phẳng tạo thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp với quy mô lớn, đặc biệt là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su…).

Trong vùng có nhiều loại đất tốt, đặc biệt là đất đỏ ba dan có khoảng 1triệu ha tập trung chủ yếu ở các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Đắc Nông, Plâycu, Kon Hà Nừng, Di Linh, Đức Trọng… thích hợp cho việc phát triển cây công ngiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su… và các loại cây ăn quả. Đất đỏ vàng phát triển trên nền đá mácma axít chiếm khoảng 1,8 triệu ha, tuy kém phì nhiêu hơn đất đỏ ba dan nhưng tơi xốp, giữ ẩm tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Diện tích đất phù sa sông suối ở các vùng trũng giữa núi với khoảng 130.000ha, thích hợp cho việc phát triển cây lương thực, rau đậu thực phẩm, nhất là trồng lúa nước.

- Khí hậu: Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo thuận lợi phát triển một nền nông

nghiệp nhiệt đới. Tuy nhiên, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, ở các cao nguyên có độ cao trên 1000m khí hậu mát mẻ thích hợp phát triển tập đoàn cây, con cận nhiệt, ôn đới.

Khí hậu có sự phân mùa rõ rệt. Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài thuận lợi cho việc bảo quản và phơi sấy sản phẩm

- Tài nguyên nước:Do lượng mưa lớn nên dòng chảy khá dồi dào với một số hệ

thống chính thượng Xê Xan, sông Xrêpok với 3 nhánh chính Krông Ana- Krông Knô - Ea H’leo, thượng sông Ba, thượng nguồn sông Đồng Nai… Tổng lưu lượng nước mặt hàng năm trung bình 50 tỉ m3. Ngoài ra còn có một số hồ chứa lớn như Biển Hồ, hồ Lăk là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của vùng.

Tây Nguyên đang chuyển mạnh từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với các vùng chuyên môn hóa khác nhau. Vì vậy trình độ thâm canh từng bước được nâng lên. Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến từng bước được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa ở Tây Nguyên.

Người dân Tây Nguyên giầu kinh nghiệm sản xuất. Đặc biệt trong những năm gần đây, Tây Nguyên thu hút được một lượng lớn lực lượng lao động từ các vùng khác chuyển tới.

Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng do nhu cầu về các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ngày càng lớn. Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên nói riêng.

Những hạn chế đối với phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên:

Mùa khô kéo dài là khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với Tây Nguyên. Hơn nữa sự suy thoái lớp phủ rừng trong những năm gần đây đặt ra những vấn đề phức tạp trong việc quản lý tài nguyên nước của vùng. Nếu giải quyết tốt vấn đề nước tưới thì cùng với chế độ nhiệt và tài nguyên đất, Tây Nguyên sẽ tạo ra một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng với năng suất sinh học cao.

Đây là vùng dân cư thưa thớt, mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ mù chữ cao, điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, mạng lưới cơ sở công nghiệp còn thiếu thốn là một trong các nguyên nhân kìm hãm sự phát triển nông nghiệp cũng như phát triển KT-XH của vùng.

Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của vùng, đóng góp phần lớn trong cơ cấu GDP 50,7% (2004), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên đạt 10.210,7 tỷ đồng chiếm 11,7% cả nước.

* Ngành trồng trọt: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, sinh thái cao và lâu dài cho Tây Nguyên.

+ Cây công nghiệp lâu năm: - Cà phê: cà phê là cây trồng chủ lực của Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước. Tính đến năm 2004 Tây Nguyên đã chiếm 80% diện tích và 90% sản lượng cà phê cả nước.

Hiện nay, Tây Nguyên có hai vùng chuyên canh cây cà phê lớn. Đó là vùng cà phê Buôn Ma Thuột và vùng cà phê Gia Lai. Trong những năm gần đây, Tây Nguyên phát triển mạnh cây cà phê chè có chất lượng cao hơn cây cà phê vối và mở rộng diện tích cây cà phê xuống phía nam Plâycu và tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên thiếu ổn định do thiếu vốn và chưa thích ứng được với biến động của thị trường. Tây Nguyên đã chú ý tạo dựng thương hiệu cho cây cà phê ở thị trường trong nước và thế giới.

- Cây cao su: cây cao su là loại cây công nghiệp có ưu thế thứ 2 ở Tây Nguyên sau cây cà phê. Đây cũng là vùng có diện tích và sản lượng cao su lớn thứ 2 cả nước sau Đông Nam Bộ. Cây cao su phân bố ở độ cao hơn 600m, trên các vùng đất xám ở phía Tây và Nam tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc. Mô hình trồng cao su của vùng này đang tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với các tổ chức, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển cao su.

- Cây chè: trồng chủ yếu trên độ cao 500 - 900m so với mặt nước biển, tập trung ở Lâm Đồng với chè B’lao, ở Gia Lai nổi tiếng với chè Bầu Cạn, Biển Hồ. Chè Tây Nguyên phát triển chủ yếu trong các hộ gia đình nông dân, nông trường quốc doanh chỉ quản lí 13,6% diện tích canh tác.

- Cây hồ tiêu: đây là cây trồng để lấy hạt có giá trị xuất khẩu cao, trồng nhiều nhất ở Đắc Lắc, Đắc Nông. Tây Nguyên là vùng trồng nhiều hồ tiêu thứ hai cả nước sau vùng ĐNB.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 56 - 61)