Vùng công nghiệp

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 77 - 86)

- Ba vùng KTTĐ là:

2.2.2.Vùng công nghiệp

Vùng chuyên canh hồ tiêu ở Đông Nam Bộ

2.2.2.Vùng công nghiệp

2.2.2.1 Khái niệm

Vùng công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất, xuất hiện sớm trong địa lý Xô Viết. Khái niệm này được xem như sự tác động qua lại phức tạp và vùng phân bố trên một lãnh thổ của các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau.

Theo các nhà khoa học thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây (1987), vùng công nghiệp bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế - xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy, đảm bảo sự phát triển của các vùng khác và của cả nước.

Như vậy, vùng công nghiệp là một khái niệm tương đối rộng. Việc xác định quy mô và ranh giới của nó khá linh hoạt tuỳ theo việc nhấn mạnh tính đồng nhất nào đó trong quá trình hình thành.

2.2.2.2 Đặc điểm và phân loại

a. Đặc điểm

Quá trình tạo vùng công nghiệp có hai đặc điểm cơ bản sau:

- Có sự tách biệt các ngành về mặt lãnh thổ:

Do phụ thuộc vào tác động của nhiều nhân tố, mỗi ngành được phân bố trên một không gian nhất định. Hơn nữa, do chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc, hoạt động công nghiệp lại được chia nhỏ ra theo các giai đoạn của quy trình công nghệ. Các xí nghiệp chuyên

sơ chế nguyên liệu ban đầu và sản xuất bán thành phẩm thường bị hút về các vùng nguyên liệu. Ngược lại, các xí nghiệp hoàn thành nốt các giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ được phân bố linh hoạt hơn, nhưng thường có xu thế kéo về vùng tiêu thụ.

- Trong phạm vi lãnh thổ nào đó có sự tác động qua lại của các xí nghiệp thuộc

các ngành công nghiệp khác nhau.

Sự kết hợp không gian của các ngành tác động qua lại với nhau và các thành phần của chúng là dấu hiệu điển hình của việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp hiện nay.

Như vậy, vùng công nghiệp mang một số đặc trưng sau:

- Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhưng ranh giới không mang tính pháp lí. Có không gian rộng lớn, có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao (hoặc có thể chứa đựng một vài hình thức nào đó) và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế...Vùng công nghiệp có thể gồm nhiều khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp độc lập. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

này không nhất thiết phải gần nhau mà có thể xa nhau, có mối liên hệ hoặc không có mối liên hệ với nhau.

- Có một số nhân tố tạo vùng tương đồng (sử dụng chung một vài loại tài nguyên tạo nên tính chất tương đối giống nhau của các ngành công nghiệp, cùng có những thuận lợi về vị trí địa lí và các nguồn lực khác).

+ Sử dụng chung một (hoặc một vài) loại tài nguyên, tạo nên tính chất tương đối giống nhau của các ngành công nghiệp. Thí dụ, trên cơ sở các loại khoáng sản (như: than, sắt, đồng...) hình thành các ngành công nghiệp nặng (như: luyện kim đen, luyện kim màu..) và từ đó xuất hiện vùng công nghiệp nặng.

+ Cùng có vị trí địa lí thuận lợi. Các xí nghiệp tập trung trong vùng công nghiệp chủ yếu gắn với đầu mối giao thông lớn chẳng hạn. Trước đây, vùng công nghiệp trung tâm (gồm Matxcơva và phụ cận) được hình thành nhờ vào đầu mối giao thông lớn nhất cả nước.

+ Có một hay vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng, trong đó có hạt nhân tạo vùng và thường là trung tâm công nghiệp lớn. Để hỗ trợ cho các ngành chuyên môn hoá có các ngành bổ trợ và phục vụ.

+ Sản xuất mang tính chất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của thị trường ở trong và ngoài vùng, kể cả thị trường quốc tế.

+ Sử dụng nhiều lao động, gắn với các khu vực tập trung dân cư, đồng thời cũng là vùng tiêu thụ lớn.

- Vùng công nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước và có sức hút với khu vực và thế giới.

b. Phân loại

Về mặt lý thuyết, người ta phân biệt 2 loại vùng công nghiệp là vùng ngành và vùng tổng hợp.

- Vùng (công nghiệp) ngành: Là tập hợp các xí nghiệp cùng loại trên một lãnh thổ. Cơ chế hình thành loại vùng này được thể hiện ở chỗ mỗi ngành công nghiệp lựa chọn cho mình phần lãnh thổ thích hợp nhất về các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội trên cơ sở thỏa mãn được các yêu cầu về kinh tế - kĩ thuật và các yếu tố phân bố sản xuất. Trên thực tế, các vùng ngành thường gặp là: vùng công nghiệp khai thác than, dầu khí, luyện kim, hóa chất….

- Vùng (công nghiệp) tổng hợp là một khái niệm được sử dụng rộng rãi hơn và gọi chung là vùng công nghiệp. Trên một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi cho viêc hình thành và phân bố các xí nghiệp không chỉ của một ngành mà là của nhiều ngành. Trong trường hợp này, đó là vùng công nghiệp.

Như vây, khác với vùng ngành, vùng công nghiệp bao trùm lên tất cả các ngành công nghiệp. Trên phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia, vùng ngành được thể hiện dưới dạng “Da báo” , nghĩa là có thể không liền vùng, liền khoảnh. Ngược lại, đối với vùng công nghiệp thì bất kì một điểm (địa phương) nào của quốc gia đều phải nằm trong một vùng công nghiệp nào đó. Hơn nữa, vùng công nghiệp không phải là tổng số của các vùng ngành cùng cộng lại mà là vùng hoàn toàn mới về chất, bởi vì tập hợp của các ngành theo lãnh thổ sẽ có các điều kiện và đặc điểm phân bố khác xa so với từng ngành riêng lẻ.

- Vùng công nghiệp ngành: Cơ chế hình thành của nó thể hiện ở chỗ mỗi ngành

công nghiệp lựa chọn cho mình một phần lãnh thổ tốt nhất về các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế, xã hội…) cho sự phát triển của ngành đó.

+ Các xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai khoáng thường hướng về nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng. Việc định vị những xí nghiệp này phụ thuộc vào sự phân bố nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, công việc trên liên quan với sự lựa chọn các cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng có hiệu quả nhất. Ngoài ra còn phải xác định quy mô và trình tự sản xuất sao cho thoả mãn các yêu cầu hiện có đồng thời tạo ra tiền đề để tổ chức kết hợp giữa công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong khi các xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến lại phức tạp hơn nhiều vì chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.

Như vậy vùng công nghiệp ngành thực chất là tập hợp về lãnh thổ của các xí nghiệp cùng loại. Các vùng công nghiệp ngành thường gặp là vùng khai thác than, dầu khí hoặc các vùng luyện kim, hoá chất…

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Thậm chí một số người còn tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của nó. Họ quan niệm rằng không có vùng ngành dưới dạng thuần tuý và đề nghị nên sử dụng thuật ngữ "các cơ sở sản xuất ngành" được hiểu như các xí nghiệp sản xuất riêng biệt hoặc các nhóm lãnh thổ của các xí nghiệp, các cơ sở này có thể là thể tổng hợp công nghiệp hoàn chỉnh và cũng có thể là thể tổng hợp công nghiệp không hoàn chỉnh.

- Vùng công nghiệp tổng hợp: Trong thực tế, trong một phạm vi lãnh thổ nhất định có thể có những điều kiện thuận lợi cho việc phân bố các xí nghiệp không chỉ một ngành mà một số ngành công nghiệp. Về mặt lý thuyết các vùng công nghiệp có thể chồng chéo lên nhau trở thành vùng công nghiệp tổng hợp (tuy nhiên không phải vùng công nghiệp tổng hợp là tổng hợp của các vùng ngành) mà là một vùng hoàn toàn mới về chất.

Như vậy vùng công nghiệp tổng hợp là một kết hợp sản xuất lãnh thổ, ra đời trên cơ sở các thể tổng hợp hoặc các nhóm ngành hay cả hai hình thức này, với chuyên môn hoá và cấu trúc sản xuất rõ rệt.

Các vùng công nghiệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Đặc biệt việc phân chia và xác định ranh giới của chúng hết sức phức tạp. Điều này thể hiện cụ thể ở một số đặc điểm sau:

Rất khó xác định ranh giới của vùng công nghiệp ở những lãnh thổ có mật độ công nghiệp phát triển cao.

Các vùng công nghiệp không có ranh giới giáp nhau. Chúng thường là các khu phân bố công nghiệp tách rời nhau về mặt không gian.

Các vùng công nghiệp không phải lúc nào cũng nằm gọn trong hệ thống các vùng kinh tế các cấp.

Các vùng công nghiệp khác nhau bởi nhiều tiêu chí (quy mô sản xuất và lãnh thổ, thời gian và điều kiện hình thành, chuyên môn hóa và cấu trúc sản xuất, các mối liên hệ nội ngoại vùng, các yếu tố tạo vùng…).

Theo một số nhà địa lí kinh tế Xô Viết, ứng với từng dấu hiệu trên có thể chia vùng công nghiệp thành các nhóm riêng lẻ sau đây:

+ Các vùng công nghiệp lớn, trung bình và nhỏ.

+ Các vùng công nghiệp phát triển sớm, các vùng công nghiệp mới hình thành và các vùng công nghiệp đang hình thành.

+ Các vùng công nghiệp thừa và các vùng thiếu nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng.

+ Các vùng đủ lao động và vùng thiếu lao động.

+ Các vùng có chuyên môn hóa và cơ cấu sản xuất phức tạp, các vùng có chuyên môn hóa và cơ cấu sản xuất đơn giản.

+ Các vùng có ưu thế về một ngành (nhóm ngành) và các vùng hỗn hợp. + Các vùng có mối liên hệ phát triển và các vùng có mối liên hệ kém phát triển.

- Kết hợp các tiêu chí lại với nhau, có thể chia thành ba nhóm vùng công nghiệp:

+ Các vùng phát triển trên cơ sở công nghiệp khai thác (thường ở vùng lãnh thổ mới được khai phá).

+ Các vùng phát triển trên cơ sở công nghiệp chế biến (thường được phát triển trên lãnh thổ khai phá từ lâu).

+ Các vùng công nghiệp phát triển trên cơ sở công trình về năng lượng và nguồn nước (thuỷ điện, nước sạch…).

- Theo một số người khác, dựa vào dấu hiệu hoạt động và mức độ phát triển có thể phân các vùng công nghiệp thành 2 nhóm:

+ Vùng công nghiệp phát triển. + Vùng công nghiệp tiềm năng.

- Để tiến tới sơ đồ phân kiểu, trước hết cần phân nhóm các vùng theo sự tổng hợp các dấu hiệu sau đây đóng vai trò quyết định:

+ Phát sinh (các điều kiện tiền đề và giai đoạn tạo vùng). + Chức năng (chuyên môn hoá sản xuất).

+ Cấu trúc (đặc điểm kết hợp của các thành phần).

Từ việc tổng hợp các dấu hiệu trên, A.T. Khơrutsov ( 1979) đã đưa ra kiểu vùng công nghiệp của Liên Xô (cũ) dưới đây:

- Các vùng công nghiệp cũ không đủ nguồn nguyên nhiên liệu, đã ra đời nhờ vào ưu thế của vị trí địa lý, nguồn lao động và chuyên môn hoá công nghiệp khai thác và chế biến.

- Các vùng công nghiệp cũ có đủ nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, lao động được hình thành nhờ vào việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chuyên môn hoá công nghiệp khai thác và chế biến.

- Các vùng công nghiệp cũ thiếu nguyên liệu, thừa nhiên liệu, năng lượng, đủ lao động xuất hiện do sử dụng tài nguyên thiên nhiên chuyên môn hoá công nghiệp khai thác và chế biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các vùng công nghiệp mới thiếu nguồn nguyên liệu hoặc nhiên liệu, năng lượng được phát triển nhờ ưu thế của vị trí địa lý, nguồn lao động và nguyên liệu nông nghiệp có chuyên môn hoá công nghiệp chế biến.

- Các vùng công nghiệp mới đủ nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, đủ lao động chuyên môn hoá công nghiệp khai thác và chế biến.

- Các vùng công nghiệp mới có đủ nguyên liệu hoặc nhiên liệu, năng lượng, nhưng lại thiếu lao động với chuyên môn hoá chủ yếu là công nghiệp khai thác.

- Các vùng công nghiệp mới thừa nguyên nhiên liệu, năng lượng nhưng thiếu lao động với chuyên môn hoá công nghiệp khai thác và chế biến.

- Các vùng công nghiệp mới khai thác rất thừa nguyên nhiên liệu hoặc nhiên liệu nhưng rất thiếu lao động với việc hình thành các kết hợp sản xuất lãnh thổ dựa vào công nghiệp khai thác.

- Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nhưng ranh giới không mang tính pháp lý.

- Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao (hoặc cũng có thể chỉ chứa đựng một vài hình thức nào đó) và giữa chúng có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế…

- Có một số nhân tố tạo vùng tương đồng (sử dụng chung một vài loại tài nguyên tạo nên tính chất tương đối giống nhau của các ngành công nghiệp, cùng có những thuận lợi về vị trí địa lý và các nguồn lực khác).

- Có một (hay một vài) ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng, trong đó có hạt nhân tạo vùng và thường là trung tâm công nghiệp lớn. Để hỗ trợ cho ngành chuyên môn hóa thì có các ngành bổ trợ và phục vụ.

- Sản xuất mang tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài vùng, kể cả thị trường quốc tế.

2.2.2.3 Một số vùng công nghiệp ở Việt Nam a. Vùng (công nghiệp) tổng hợp

Có sáu vùng công nghiệp tại Việt Nam được quy hoạch đến năm 2020.

Mỗi một vùng có những đặc trưng thế mạnh riêng trong việc phát triển kinh tế.

Vùng 1: Trung du miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)

+ Gồm 14 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

+ Vùng tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

+ Cơ sở vật chất, hạ tầng và khoa học công nghệ, nguồn lao động…còn nhiều hạn chế khiến vùng gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác các thế mạnh và tiềm năng vốn có.

Sản xuất công nghiệp của công ty Đập thủy điện Hòa Bình hóa chất Việt Trì

Vùng 2: Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Như vậy vùng gồm 14 tỉnh, thành: Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc.

+ Vùng được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

+ Vùng có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, tuy nhiên sự phát triển còn khá chênh lệch giữa các tỉnh, vì vậy cần tăng cường sự liên kết, để khai thác tối đa các nguồn lực và thế mạnh của vùng.

Hoạt động sản suất của Nhà máy nhiệt điện Phả Công đoàn dệt may Hà Nội Lại – Hải Dương

Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình tới Ninh Thuận

+ Gồm 10 tỉnh thành: Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế .

+ Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử và công nghệ thông tin.

+ Vùng có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp, tuy nhiên cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, nhất là trong điều kiện khí hậu có nhiều biến động, ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức và sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 77 - 86)