Vùng kinh tế trọng điểm là gì?

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 115 - 117)

- Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ

2.3.1.Vùng kinh tế trọng điểm là gì?

Một trong những nội dung mang tính nguyên tắc được chi phối từ lâu trong phân vùng kinh tế trên thế giới là hình thành “khu vực nhân” trong mỗi vùng kinh tế hoặc mỗi quốc gia. Khái niệm về “khu vực nhân hay hạt nhâ: dùng để chỉ những khu vực đóng vai trò là động lực, có ý nghĩa đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung cho cả nước hay cho từng vùng kinh tế. Mỗi quốc gia hay mỗi vùng đều tồn tại khu nhân hay lãnh thổ động lực…

Hiện nay khái niệm về cùng kinh tế trọng điểm (hay vùng động lực) chưa được thống nhất ở Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng: đó là những vùng có được sự tập trung các điều kiện thuận lợi đển phát triển (nhất là về giao thông, điện, nước, thông tin, dịch vụ tài chính ngân hàng, lao động kỹ thuật…) có được sự quan tâm của các nhà đầu tư,

và trong tương lại với sự hấp dẫn như thế, nó trở thành động lực lôi kéo sự phát triển của các vùng khác, có vai trò to lớn trong việc quyết định tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu công nghệ và công nghệ quản trị tiên tiến trên của nước ngoài. Ý kiến nêu trên về cơ bản phản ánh được bức tranh của vùng kinh tế trọng điểm. Tuy vậy, trên thực tế, nhiều vùng động lực trên thế giới cũng như Việt Nam có thể được hình thành không phải từ những vùng mới xuất hiện với những dấu hiệu về lợi thế cạnh tranh; hay nhiều vùng kinh tế trọng điểm khi thành lập không phải là đã có sự tập trung các tiền lực kinh tế cao là mới là có những dấu hiệu lợi thế để từ đó thu hút nguồn lực để trở thành vùng tập trung kinh tế cao. Vì vậy có quan niệm, vùng kinh tế trọng điểm là vùng

hội tụ đầy đủ chất các điều kiện phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng nhanh để đẩy mạnh quá trình phát triển cho chính mình và tiến tới đóng được vai trò chi phối quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Lãnh thổ được coi là

vùng kinh tế trọng điểm phải thỏa mãn các yếu tố sau:

(1) Hội tụ các điều kiện thuận lợi tập trung tiền lực kinh tế, có vị trí thuận lợi trong quá trình thực hiện liên kết, gần và có điều kiện phát triển thị trường và hội nhập, có vị thế hấp dẫn các nhà đầu tư, để tạo khả năng thực hiện vai trò đầu tàu tăng trưởng và phát triển nhanh trong nội bộ vùng.

(2) Có khả năng chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP của quốc gia, nếu được đầu tư thích đáng sẽ có khả năng tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.

(3) Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời để tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước. Trên cơ sở đó vùng này không chỉ tự đảm bảo nguồn tài chính cho mình mà có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác.

(4) Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt để rút kinh nghiệp về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước. Từ đây có tác dụng lan truyền sang các vùng xung quanh.

Quan niệm và yêu cầu đặt ra đối với vùng kinh tế trọng điểm sử dụng trong cuốn sách này hoàn toàn phù hợp với quan điểm địa kinh tế mới: một mặt, muốn cho quốc gia phát triển mạnh thì phải tạo ra được sự phát triển dẫn đầu của những vùng lợi thế; mặt khác trong dài hạn, sự tập trung và phân cực kinh tế phải kéo theo sự hội tụ dần về vấn đề xã hội, đó chính là nhiệm vụ đặt ra cho các vùng kinh tế trọng điểm. Sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm gắn liền với quá trình công nghiệp hóa của quốc gia. Đến nay, với những kết quả đã đạt được trong thực tế, sự hình thành các lãnh thổ trọng

điểm, động lực cho toàn bộ nền kinh tế được đánh giá là phương thức phù hợp với điều kiện hạn chế về nguồn lực (vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường …) của các nước nghèo, đang phát triển, cần kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 115 - 117)