- Ba vùng KTTĐ là:
Thu hoạch lúa chiê mở Sản xuất rau quả vụ đông ở ĐBSH
Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Diện tích 51.524,6 km2 (chiếm 15,56% diện tích tự nhiên cả nước).
• Thế mạnh phát triển nông nghiệp
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình: chia cắt phức tạp bởi các dãy núi và con sông đâm ra biển. Nông
nghiệp chỉ phát triển ở vùng đồng bằng ven biển, bãi bồi ven sông hoặc vùng trung du, và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản dọc bờ biển.
+ Đất đai: với quỹ đất trên 5 triệu ha, trong đó đã sử dụng 2,8 triệu ha (chiếm
54,4%), đất nông nghiệp khoảng 693.000 ha (chiếm 13,5% diện tích đất tự nhiên). Đất ở Bắc Trung Bộ gồm 3 loại đất chính:
Đất đỏ vàng trung du miền núi, bao gồm đất đỏ feralit, đất đỏ bazan hoặc đất feralit đã phân hủy từ nguồn gốc đá vôi,… thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, hoặc khai thác lâm nghiệp, cây ăn quả.
Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển, thích hợp đối với cây lương thực, hoa màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất cát và cát pha ven biển, chất lượng kém, chỉ trồng được một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển.
Đất chưa sử dụng ở đây còn rất lớn: 2,3 triệu ha (chiếm 45,6% diện tích đất tự nhiên) bao gồm đất đồi núi, đất cát, đất bạc màu, đất trơ sỏi đá và cả 45,4 nghìn ha mặt nước chưa sử dụng. Đây chính là điều kiện để mở rộng diện tích canh tác nếu có biện pháp cải tạo cũng như tìm các giống cây trồng, vật nuôi thích hợp.
Đất lâm nghiệp của vùng chiếm diện tích lớn (63% diện tích đất tự nhiên của vùng và 15,6% đất lâm nghiệp của cả nước). Tổng trữ lượng gỗ của vùng chiếm 17,9% trữ lượng gỗ và 25,4% trữ lượng tre nứa toàn quốc. Tài nguyên rừng chỉ đứng sau Tây Nguyên.
+ Bờ biển dài 670km với 23 cửa sông, có nhiều cửa sông lớn góp phần phát triển
giao thông cũng như đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản ở các bãi ngang đầm phá. Với diện tích đồng bằng tổng cộng 8.700km2 chia thành nhiều đồng bằng nhỏ như: đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng Hà Tĩnh và Nghệ An, đồng bằng Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình. Tuy nhiên, hệ thống đồng bằng ở vùng Bắc Trung Bộ có diện tích nhỏ hẹp, đất đai ít phì nhiêu so với các vùng khác, song vẫn là địa bàn sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và là cơ sở quan trọng để giải quyết những nhu cầu cơ bản về lương thực của vùng.
- Khí hậu: Có thể nói, khí hậu của vùng nói chung ít thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt, hạn chế việc phát triển cây lúa có năng suất cao. Nhưng trái lại thích hợp với một số loại cây có chất dầu béo như: đậu phộng, cọ, dừa, mè hoặc một số loại cây hoa quả như: cam, chanh, bưởi hoặc một số loại cây công nghiệp quý như: cao su, hồ tiêu, café,…
+ Tài nguyên nước: tuy có hệ thống sông ngòi không lớn, song có ý nghĩa trong
việc tạo nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp tại các vùng trung du và đồng bằng duyên hải vốn thiếu nước trầm trọng đầu vụ mùa và giữa vụ chiêm, cũng như thau chua, rửa mặn trong vùng duyên hải. Một số hệ thống sông lớn như: sông Mã, sông Cả, sông Hương…
Tóm lại, điều kiện tự nhiên của vùng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Với dân số 10.090,4 nghìn người (2009) chiếm 11,7 % dân số cả nước là nguồn lao động tương đối dồi dào của vùng. Trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật tương đối cũng góp phần giải quyết nhu cầu công việc của vùng. Đặc biệt người dân Bắc Trung Bộ giầu kinh nghiệm và ý chí trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai, chinh phục tự nhiên.
Ngoài ra, vùng đã hình thành một số đô thị vừa và nhỏ, hình thành các trung tâm công nghiệp dọc ven biển, có hệ thống giao thông, các trung tâm chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất phân bón,… góp phần tích cực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Bản đồ kinh tế chung vùng Bắc Trung Bộ
• Hạn chế:
+ Khí hậu: rất khắc nghiệt cho cả sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng. Hàng năm thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai như: bão, lũ lụt, phơn Tây Nam (gió Lào), hạn hán,…Nạn cát bay xâm lấn đồng ruộng, làng mạc.
Hiện tượng gió phơn khô nóng xuất hiện vào đầu mùa hè, làm cho nhiệt độ tăng lên (có khi trên 40oC), độ ẩm giảm mạnh,… làm cho cây khô héo, năng suất cây trồng giảm nghiêm trọng so với các vùng khác.
Vùng này chịu ảnh hưởng của bão xuất hiện ở biển Đông đổ bộ vào đất liền, vừa gây thiệt hại cho nghề biển, nghề muối và ngay cả nghề nông, kéo theo sự tàn phá các công trình và tổn hại đến đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa cao và có sự phân bố không đồng đều trên toàn vùng cũng gây khó khăn cho phát triển sản xuất. Mạng lưới công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải còn thiếu thốn.
• Các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
* Về trồng trọt
Thế mạnh của vùng là cây công nghiệp.
+ Cây công nghiệp hàng năm, chủ yếu là các loại lạc, cói, mía, dâu tằm,… quan trọng nhất là lạc vì nó là cây công nghiệp ngắn ngày thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Diện tích trồng lạc khoảng vài vạn ha. Những vùng chuyên canh lạc
được hình thành trên đất cát pha ven biển, ven sông lớn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Diện tích lạc có xu hướng mở rộn và khả năng tăng năng suất còn nhiều. Cây cói cũng được phát triển mạnh với diện tích 2.546 ha (chiếm 25,8% diện tích cói cả nước), chủ yếu được trồng và chế biến ở Nga Sơn (Thanh Hóa), một phần ở Nghệ An. Mía là cây trồng cũng được chú trọng trong vùng, đó là cơ sở cho công nghiệp mía đường trong vùng. Các vùng trồng mía chuyên canh phát triển ở các huyện trung du như Thọ Xuân (Thanh Hóa), Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An), Đức Thọ (Hà Tĩnh).
+ Cây công nghiệp lâu năm, đáng chú ý là cây hồ tiêu (19,84% diện tích hồ tiêu của cả nước), trồng nhiều ở Quảng Bình, Quảng Trị. Cao su trồng ở các vùng đất đỏ bazan Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Dừa ở Thanh Hóa và một ít ở Diễn Châu, Nghệ An. Cà phê (2200 ha) ở Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Chè (2100 ha) nhưng sản lượng so với các vùng khác không đáng kể và phân bố chủ yếu ở phía tây Nghệ An và Thanh Hóa. Ngày nay, vùng đồi trung du phía tây đã được khai thác, một số địa bàn được quy hoạch thành các vùng cây công nghiệp. Các nông trường quốc doanh chuyên sản xuất một số loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu như: chè, café, cao su, mía,…
+ Cây ăn quả cũng phát triển mạnh: cam, bưởi, chanh. Cam trồng nhiều ở Nghệ An, Thanh Hóa (cam Vinh, bưởi Phú Thạnh,…).
+ Cây lương thực với diện tích 911.200 ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 2307,8 nghìn tấn chỉ đáp ứng được 65,76% nhu cầu của vùng vì đây là vùng không có khả năng lớn về sản xuất lương thực. Lương thực phải nhập từ những vùng khác tới.
* Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi phát triển mạnh ở các tỉnh phía bắc của vùng vì có nguồn thức ăn phong phú. Ngành chăn nuôi ở đây phát triển dựa trên cơ sở: đồng cỏ tự nhiên, đặc biệt có nhiều khoảng “truông cỏ” rộng, đồi cây bụi xen cỏ, người dân có kinh nghiệm truyền thống, phụ phẩm ngành trồng trọt, phế phẩm ngành công nghiệp chế biến. Đàn trâu có 627,1 nghìn con (chiếm 21% so với cả nước). Đàn bò 733 nghìn con (21,9%). Đàn lợn 2.356,9 nghìn con (15,85%). Ngoài ra, còn có truyền thống nuôi dê chủ yếu ở Nghệ An, Hà Tĩnh, chăn nuôi vịt ở Thanh Hóa.
d.Vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Bao gồm 8 tỉnh với diện tích tự nhiên 44.360,7 km2 (13,39% diện tích cả nước). Với vị trí địa lý có tính chất trung gian giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, biển Đông và Lào, duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc – Nam và đặc biệt là Đông – Tây, quan hệ chặt chẽ cả với Tây Nguyên, kể cả Lào, Campuchia với biển Đông.