Nội dung cơ bản của vùng kinh tế

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 29 - 31)

1.2.8.1. Nền kinh tế của vùng đồng thời chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp, chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp kết hợp chặt chẽ với nhau

* Chuyên môn hóa

Chuyên môn hóa sản xuất đòi hỏi mỗi vùng phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm hàng hóa của nền kinh tế quốc dân (tức là nhu cầu tiêu thụ ngoài vùng) để lấy một hay một số sản phẩm của vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi nhất (nhiều vùng khác không có điều kiện đó, hay nếu có thì cũng không thuận lợi bằng) làm đối tượng sản xuất chủ yếu làm thỏa mãn nhu cầu nêu trên.

Như vậy, hệ thống những điều kiện trội (điều kiện thuận lợi nhất) cùng với nhu cầu về sản phẩm hàng hóa sẽ giúp người phân vùng lựa chọn được ngành sản xuất chuyên môn hóa của vùng. Nội dung chuyên môn hóa của vùng có thể đơn giản (có ít ngành sản xuất chuyên môn hóa), thậm chí thuần nhất (chỉ có một ngành sản xuất chuyên môn hóa), song nền kinh tế càng phát triển, thì nội dung chuyên môn hóa sản xuất của vùng càng phức tạp.

+ Các vùng kinh tế phải chuyên môn hóa là vì:

- Trước hết đó là nhu về sản phẩm hàng hóa mà xã hội đòi hỏi. Đây là yếu tố có vai trò quyết định – một vùng kinh tế chỉ có thể chuyên môn hóa về một ngành sản xuất khi đã có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa của ngành đó.

- Thứ hai, điều kiện sản xuất của của mỗi vùng chỉ có thể có lợi nhất cho việc sản xuất một hay một số loại sản phẩm nhất định, do đó muốn đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất người ta phải bố trí những ngành sản xuất có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa ở những nơi mà chúng có điều kiện tiến hành thuận lợi nhất.

* Phát triển tổng hợp nền sản xuất của vùng

Trong cơ cấu kinh tế của một vùng bên cạnh những ngành chuyên môn hóa cần phát triển những ngành sản xuất bổ trợ cho nó (những ngành cung cấp năng lượng, nguyên, nhiên liệu, hoặc bổ trợ cho các ngành chuyên môn hóa về mặt tiêu thụ…) và những ngành sản xuất khác nhằm thỏa mãn nhu cầu nội bộ về sản xuất và tiêu dung như: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu thông thường…

Phải phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng vì những lí do sau:

- Trước hết đó là do nhu cầu nội bộ của vùng đòi hỏi, bao gồm cả nhu cầu bổ trợ cho các ngành sản xuất chuyên môn hóa.

- Hơn nữa mỗi vùng ngoài khả năng trội còn có những khả năng khác tuy không thuận lợi bằng nhưng vẫn có thể sử dụng được không thể để lãng phí.

Như vậy, phát triển tổng hợp nền sản xuất của vùng khiến cho vùng khai thác được đầy đủ mọi tiềm năng kinh tế địa phương, thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển, làm phong phú thêm cơ cấu sản xuất của vùng và giảm bớt hay xóa bỏ hẳn những chi phí vận chuyển không cần thiết. có nghĩa là làm cho nền sản xuất của mỗi vùng và cả nước đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Vùng kinh tế luôn luôn phát triển trong mối quan hệ hữu cơ giữa chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp tạo thành thể tổng hợp sản xuất – lãnh thổ.

Tính chuyên môn hóa chỉ rõ: Vùng kinh tể phải là “một mắt khâu trong chiếc

xích lớn của nền kinh tế quốc dân” không tách khỏi nền kinh tế chung của cả nước, mà

trái lại phải hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế nhất định đối với cả nước: Cung cấp cho nhu cầu ngoài vùng những sản phẩm đặc thù của mình.

Phát triển tổng hợp nhằm mục đích lợi dụng được tới mức nhiều nhất mọi khả năng

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 29 - 31)