Các vùng nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 41 - 42)

- Ba vùng KTTĐ là:

2.2.1.2.Các vùng nông nghiệp ở Việt Nam

Sau khi thống nhất, đất nước đã chia ra làm 7 vùng nông nghiệp. Các vùng này có điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau, có sự phân hóa về điều kiện KT-XH, trình độ thâm canh và hướng chuyên môn hóa. Trong qua trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: chuyên môn hóa cây công nghiệp, cây an quả, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, kết hợp với chăn nuôi bò lấy thịt, lấy sữa, chăn nuôi trâu

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: là vùng chuyên canh lương thực lớn thứ 2 cả nước (lúa gạo). Ngoài ra còn có cây công nghiệp hàng năm như đay, cói, cây thực phẩm (rau), chăn nuôi lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm

- Vùng Bắc Trung Bộ: chuyên canh cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía, thuốc lá…, một số cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) và chăn nuôi trâu bò, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: chuyên môn hóa cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía, thuốc lá, một số cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

- Vùng Tây Nguyên: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước, chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, chăn nuôi bò lấy sữa, lấy thịt

- Vùng Đông Nam Bộ: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước, chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, điều… và các cây công nghiệp hàng năm: đậu tương, lạc, mía…

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: là vùng chuyên canh lương thực lớn nhất cả nước (lúa gạo), cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 41 - 42)