Vùng chuyên canh nông nghiệp.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 73 - 75)

- Ba vùng KTTĐ là:

2.2.1.2.Vùng chuyên canh nông nghiệp.

Vùng chuyên canh hồ tiêu ở Đông Nam Bộ

2.2.1.2.Vùng chuyên canh nông nghiệp.

Vùng chuyên canh nông nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ tương đối phổ biến ở các nước cũng như ở Việt Nam. Trên một lãnh thổ nhất định có ranh giới ước lệ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp, được tổ chức một cách hợp lý, có sự tập trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quả cao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt và gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến có tính đến sức chứa của lãnh thổ.

Những đặc trưng chủ yếu của vùng chuyên canh:

- Là các vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệu cho chế biến hoặc xuất khẩu, tập trung diện tích đất đai thuận lợi cho phát triển cây trồng vât nuôi nào đó. Diện tích đất phải lớn hoặc tương đối lớn. Nhìn chung, tùy theo quy mô diện tích đất đai của từng vùng mà có các vùng chuyên canh lớn gắn với nhiều nhà máy chế biến và diện tích các vùng chuyên canh này có thể nằm trên các huyện khác nhau của nhiều tỉnh. Nhiều vùng chuyên canh có quy mô nhỏ chỉ năm trong phạm vi một vài huyện trong một tỉnh.

- Sản xuất của vùng chuyên canh phải cho năng suất cao, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Nuôi trồng cá Ba Sa

Nuôi trồng tôm cho xuất khẩu

Trồng cói

- Tại các vùng chuyên canh, mật độ sản xuất cao và mối liên kết kinh tế được thể hiện rõ giữa vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến.

Phát triển các vùng chuyên canh giúp thúc đẩy chuyên môn hóa và tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát huy hiệu quả ngành chế biến, tăng chất lượng hang hóa, nâng cao tính cạnh tranh của nông phẩm xuất khẩu, tăng thu nhập của nông dân, phát triển cơ sở hạ tầng của nông nghiệp nông thôn.

Hình thức sản xuất tại các vùng chuyên cnh, có thể là hộ gia đình, trang trại… Tuy nhiên, khác với trang trại, các chủ trang trại phải tự lo từ đầu vào đến đầu ra. Còn tại các vùng chuyên canh, nhà máy chế biến, tùy theo hợp đồng có thể liên kết với các yếu tố:

+ Liên kết kinh tế đối với các yếu tố đầu vào sản xuất: các doanh nghiệp, các nhà máy chế biến, hỗ trợ về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, công nghệ, thông tin thị trường, trợ giúp nâng cao năng lực cho người sản xuất. + Đối với đầu ra: Các doanh nghiệp làm dịch vụ đảm bảo thu mua hết nông sản với giá cả hợp lý, tìm đầu ra cho sản phẩm, làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trường. Đối với doanh nghiệp: đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông

nghiệp đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu, còn các doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo cung cấp đầy đủ hang hóa có chất lượng cho doanh nghiệp nông nghiệp.

Như vậy, sản xuất nông nghiệp tại các vùng chuyên canh sẽ mang tính đồng bộ hợp lí hơn và đặc biệt sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm hang hóa thông qua chế biến và tạo sự ổn định cho thị trường.

Để phân biệt sự khác nhau giữa vùng chuyên canh với vùng sản xuất tập trung một vài loại cây, con, dựa trên những tiêu chí sau:

+ Vùng chuyên canh phải là vùng gắn với quy hoạch nông nghiệp của một địa phương cụ thể.

+ Là vùng sản xuất tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu, sản phẩm không phục vụ cho tiêu dùng.

+ Trong vùng chuyên canh thường có các nhà máy chế biến hoặc các cơ sở sơ chế sản phẩm.

+ Giữa các nhà máy và các hộ nông dân sản xuất trong vùng có mối liên hệ với nhau thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc sự hỗ trợ của nhà máy thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc sự hỗ trợ của nhà máy trong các khâu sản xuất của các hộ nông dân.

Như vậy, vùng chuyên canh khác với các vùng sản xuất tập trug chính là sự tổ chức quy hoạch các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu và mối quan hệ giữa các nhà máy chế biến với các đơn vị sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Ở Việt Nam đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cao su, cà phê, chè, mía đường, dứa, điều, nguyên liệu giấy hay vùng chăn nuôi bò sữa, vùng nuôi trồng thủy sản…Các vùng chuyên canh là những vùng chiếm diện tích lớn, sản lượng lớn cây trồng vật nuôi chuyên môn hóa so với cả nước, tạo ra những vùng nguyên liệu lớ sự tổ chức cung cấp cho công nghiệp chế biến . Các vùng chuyên canh đã và đang phát huy tác dụng với quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của đất nước.

Một số vùng chuyên canh chính ở Việt Nam

Vùng

chuyên canh Phân bố

Diện tích (nghìn ha) Sản Lượng (nghìn tấn) Tỉ trọng so với cả nước (%) Diện tích Sản lượng Lúa Đồng bằng sông Cửu Long 3.859 20.670 52,7 53,4

Cà phê Tây nguyên 475,7 936 90,6 93.9

Cao su Đông Nam

Bộ 387,8 507,1 63,0 76,5

Chè

Trung du miền núi phía Bắc 91,5 495,1 70,6 65,1 Nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long 738,8 1.894,5 70,7 73,3

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 73 - 75)