* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình
Lãnh thổ của vùng trải dài trên phần cuối của đồng bằng ven biển Trung Bộ, trên các cao nguyên xếp tầng và một phần gờ núi Trường Sơn Nam đã tạo nên sự đa dạng về địa hình có sức thu hút du khách:
- Địa hình lượn sóng, có tính phân bậc rõ ràng ở phía Tây tạo nên cảnh quan núi non đẹp mắt với nhiều con suối êm đềm và những thác nước hùng vĩ như núi Lang Biang, đèo Phượng Hoàng, thác D’ray Nur, thác Ba Tầng, thác Datalan, thác Pongour, suối Trinh Nữ, suối Vàng - Dankia,... Các thành phố núi lãng mạn, khung cảnh nên thơ, khí hậu mát mẻ đã hấp dẫn nhiều khách thập phương; trong đó, nổi bật nhất là thành phố Đà Lạt.
- Khu vực duyên hải với các kiểu địa hình bờ, bãi biển: có nhiều eo biển, cửa sông, vũng vịnh, thỉnh thoảng xen lẫn với các nhánh núi chạy lan ra sát biển là những cảnh quan rất đẹp như ở mũi Đại Lãnh, Dốc Lết,... Đặc biệt ở đây còn có nhiều bãi tắm nổi tiếng nhất nước, từ Quy Nhơn, Đại Lãnh qua vịnh Văn Phong tới Nha Trang, Mũi Né, Cà Ná.
- Bên cạnh đó, các hải đảo cũng là nơi tham quan hấp dẫn với những đặc sản biển nổi tiếng như các đảo yến, Cù Lao Xanh, hòn Mái Nhà, hìn Tre, hòn Tằm, hòn Mun,...
- Khí hậu
- Ở các cao nguyên mặc dù có sự biến đổi nhiệt độ trong ngày khá nhanh, song khí hậu mát mẻ quanh năm, có nền nhiệt trung bình khoảng 20oC, nhiệt độ cực đại năm chưa bao giờ vượt quá 30oC và nhiệt độ cực tiểu không xuống dưới 4,9oC.
Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình năm từ 26oC - 27oC, số ngày mưa tương đối ít (khoảng 120 - 130 ngày).
- Thủy văn
Á vùng có nguồn nước khoáng giàu bicacbonat natri, bicacbonat natri - canxi hoặc clorua bicacbonat (tập trung ở Tây Nguyên) rất thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng như suối nước nóng Hội Vân (Bình Định); suối nóng ĐăkTô (Kon - Tum); suối nước nóng Trường Xuân, suối khoáng nóng Tháp Bà (Khánh Hòa); suối nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận);...
Ngoài ra, hệ thống đầm - hồ - suối - thác nước nên thơ là tiềm năng phát triển du lịch tham quan của á vùng, nổi tiếng là đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Ô Loan (Phú Yên), đầm Nha Phu (Khánh Hòa); hồ Yaly (Kon - Tum), Biển Hồ Pleiku (Gia Lai), hồ Lắk(Đắk Lăk), Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng), suối BaLi (Khánh Hòa),...
- Sinh vật
- Thực vật rừng Tây Nguyên có trên 3.000 loài, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu thuộc loại quý của thế giới như thông nước, thông 5 lá. Tài nguyên động vật hoang dã ở đây cũng hết sức phong phú (có 525 loài động vật có xương sống trên cạn và 70 loài cá nước ngọt) với nhiều nguồn gen quý hiếm.
- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều đầm bãi hình thành các khu hệ đặc trưng của vùng ngập mặn, nước lợ.
Nhìn chung, các hệ sinh thái thuộc á vùng có tính đa dạng sinh học cao phục vụ du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu; trong đó có ý nghĩa là khu dự trữ thiên nhiên Suối Trai (Bình Định); khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai (Phú Yên); vườn Quốc gia Chư Mom Rây (Kon - Tum); khu dự trữ thiên nhiên Kon Cha Răng, vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai); vườn Quốc gia Yok Đôn, vườn Quốc gia Chư Yang Sin, trạm thuần dưỡng động vật Ea Keo (Đăk Lăk); vườn Quốc gia Hòn Mun (Khánh Hòa); vườn Quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận).
* Tài nguyên du lịch nhân văn
Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi diễn ra sự hội nhập của hai nền văn hóa Việt - Chàm, bên cạnh đó còn là nơi chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa - Ấn Độ nên cư dân ở đây có những sắc thái riêng so với các lãnh thổ khác, đặc biệt là các tập quán lễ hội của đồng bào người Chăm. Tây Nguyên là nơi tập trung cộng đồng dân cư của 37 dân tộc có truyền thống văn hóa và truyền thống yêu nước mang bản sắc đặc trưng khác nhau.
Vì thế tài nguyên nhân văn của á vùng cũng mang những nét đặc biệt riêng và khá phong phú:
- Di tích lịch sử - văn hóa bao gồm:
+ Di tích Cách mạng - kháng chiến phân bố hầu khắp ở các tỉnh trong á vùng, tiểu biểu như: nhà đày Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), di tích Tây Sơn Thượng đạo (Gia Lai); Dinh Bảo Đại, khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng); bán đảo Phượng Hoàng (Quy Nhơn), Cam Ranh (Khánh Hòa), sân bay Thanh Sơn (Ninh Thuận),…
+ Di tích kiến trúc cổ của các đồng bào dân tộc (đền miếu, tháp, cung điện, mộ thờ), và các di tích kiến trúc tôn giáo đa phong cách (Tháp Chăm ở Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, Chùa Linh Sơn, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh tòa,…)
+ Các bảo tàng và các công trình lao động sáng tạo: Viện Hải dương học Nha Trang, bảo tàng Nha Trang, bảo tàng Lâm Đồng, thủy điện Trị An,…
- Lễ hội văn hóa đậm đà sắc thái riêng của mỗi dân tộc: lễ hội cồng chiêng, hội đâm trâu, hội đua voi, lễ bỏ mả, lễ hội cà phê (của các dân tộc ở Tây Nguyên), lễ hội Katê và lễ hội Ponagar (của người Chăm), lệ hội truyền thống đầm Ô Loan, hội bài chòi, lễ hội Nghinh Ông, …
- Làng nghề thủ công truyền thống gắn liền với đời sống sinh họat của người dân: làng thủ công mỹ nghệ (tranh thêu, tranh ghép gỗ, dệt thổ cẩm) của người Chăm, gốm Bầu Trúc, đúc đồng Diên Khánh,…
- Văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm bản sắc dân tộc: hát trường ca, thần thoại, giai
điệu nhảy múa, các nhạc cụ như đàn đá, đàn t’rưng, cồng chiêng,…
- Ẩm thực phong phú với những món đặc sản biển như yến sào, nhím biển, đồi mồi,…
và những món ăn truyền thống riêng của các đồng bào dân tộc: gà nướng Bản Đôn, rượu cần Ama Kông,...
Đà Lạt Biển Hồ
Buôn Mê thuật Ghềnh Đá Đĩa
Nha Trang Ninh Thuận
• Á vùng du lịch Nam Bộ