Không bị quản lý bằng hạn ngạch Chi phí vận tải thấp

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do bắc mỹ (NAFTA) và mối quan hệ kinh tế thương mại việt nam NAFTA những năm gần đây (Trang 90 - 94)

- Chi phí vận tải thấp

Thuỷ sản - Có hệ thống phân phối trực tiếp- Thời gian bảo quản ngắn - Chi phí vận tải thấp

Nguồn: Võ Thanh Thu, Chiến lợc thâm nhập thị trờng Hoa Kỳ, NXB Thống kê, 2002.

Do tham gia khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ nên các doanh nghiệp của cả 3 nớc Mỹ, Canada và Mexico đều đợc hởng những điều kiện và u đãi thuận lợi hơn các doanh nghiệp các nớc ngoài khối và trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Doanh nghiệp 3 nớc này rất am hiểu thị trờng của nhau, lại có khoảng cách địa lý gần gũi, hàng hoá của họ cũng đợc u đãi và dễ dàng xâm nhập thị trờng của nhau. Thêm vào đó, nhờ những quy định của NAFTA nên họ thờng đợc nâng đỡ, rất ít khi bị trả đũa hoặc bị trừng phạt thơng mại nh các doanh nghiệp của EU, Nhật Bản, và các quốc gia khác. Các doanh nghiệp EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nớc ASEAN cũng là những đối thủ cạnh tranh đáng kể, đặc biệt cần chú ý đến hàng hoá của Trung Quốc và các n- ớc ASEAN do tính chất hàng hóa của Việt Nam gần giống với hàng hoá của các quốc gia này về khía cạnh chất lợng, tính chất sử dụng nhiều lao động và chủng loại nguyên liệu, sản phẩm nhiệt đới (xem Phụ lục 9). Mặc dù thuế quan của NAFTA thấp hơn các cờng quốc kinh tế khác và có xu hớng giảm dần nhng NAFTA vẫn là một thị trờng bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi thuế quan (hàng rào kỹ thuật) rất nghiêm ngặt. Trong khi đó chất lợng hàng xuất khẩu của ta còn cha cao, chỉ đáp ứng đợc rất ít các tiêu chuẩn kỹ thuật nhập khẩu (xem

phụ lục 8) vì vậy để tăng nhanh chóng và bền vững khối lợng hàng xuất khẩu vào thị trờng NAFTA, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những bớc tiến về chất lợng hàng hoá nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của thị trờng này.

Khó khăn tiếp theo mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải chính là

các sản phẩm xuất khẩu của ta cha đáp ứng đợc đòi hỏi của thị trờng Bắc Mỹ. Chất lợng hàng Việt Nam cha cao, bao bì mẫu mã lại kém hấp dẫn, khó đáp ứng đợc thị hiếu của ngời tiêu dùng Bắc Mỹ. Mặt khác, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trờng này đa số là các sản phẩm khai thác từ thiên nhiên: nông lâm sản, thuỷ hải sản, khoáng sản (dầu thô, than đá), và hầu hết đợc xuất khẩu dới dạng thô ít qua chế biến, hiệu quả thấp, bấp bênh, trị giá xuất khẩu không ổn định. Tính cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp cả trên cả khía cạnh về giá cả và chất lợng so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các quốc gia khác. Do đó tuy ta đã xuất khẩu đợc khá nhiều chủng loại hàng sang NAFTA, song số lợng và kim ngạch còn nhỏ bé, có phần lẻ tẻ, manh mún, xuất theo từng hợp đồng tìm đợc, nặng theo kiểu buôn chuyến, chứ ít có hợp đồng xuất dài hạn, khối lợng lớn, ổn định lâu dài thể hiện có chỗ đứng vững chắc trên thị trờng.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận thị trờng Bắc Mỹ còn yếu kém, kênh phân phối cha hợp lý cũng là một bài toán khó cần tháo gỡ của các doanh nghiệp Việt Nam. NAFTA là thị tròng rộng lớn lại có hệ thống luật pháp khá phức tạp, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình xâm nhập thị trờng này, hầu hết còn ít hiểu biết, thiếu thông tin và cha nhiều kinh nghiệm cả về phơng diện luật pháp kinh doanh lẫn tập quán kinh doanh tại thị trờng NAFTA. Hơn nữa, cộng với khả năng tiếp thị yếu kém đã làm giảm khả năng tiếp cận thị trờng rất lớn và hấp dẫn này của các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp của ta mặt khác lại cha chủ động thu hút khách hàng và giao dịch trực tiếp. Đa số đơn hàng mà các doanh nghiệp có đợc là do các khách hàng tự tiếp cận và chủ động ký hợp đồng hoặc thông qua một nớc thứ ba làm trung gian cho Việt Nam gia công để họ xuất vào thị trờng Bắc

Mỹ và một số thị trờng khác. Điều này làm giảm tính chủ động và lợi nhuận thu về. Mặt khác xuất khẩu hàng hoá của ta mới phần nào khởi sắc ở thị trờng Mỹ mà còn cha tăng trởng mạnh ở thị trờng Canada và Mexico. Sở dĩ hàng hoá Việt Nam cha xuất nhiều sang Canada và Mexico là vì các doanh nghiệp của ta cha tiếp cận đợc mạng lới phân phối cũng nh cha tận dụng đợc các tập đoàn t vấn và quảng cáo bán hàng ở hai thị trờng này. Các doanh nghiệp cha thực sự đầu t cho quảng cáo, một hoạt động vô cùng quan trọng đối với thị trờng Canada nơi đang tiêu thụ hàng hoá có xuất xứ từ hơn 150 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Cuối cùng, một khó khăn nhỏ khác nhng không thể không tính đến trong quan hệ thơng mại hai bên chính là khoảng cách địa lý quá xa giữa Việt Nam và Bắc Mỹ. Do sự cách trở về mặt địa lý nên thời gian vận tải hàng hoá thờng kéo dài, chi phí vận tải cao làm ảnh hởng đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Nếu so sánh với cùng một mặt hàng chẳng hạn cà phê, chuối,

đ

… ợc sản xuất tại các nớc Nam Mỹ nh Brasil, Columbia hay Honduras thì những mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam phải chịu chi phí vận tải cao hơn từ 30- 50%. Hơn nữa, thời gian vận chuyển dài làm cho hàng nông sản tơi sống bị giảm về chất lợng, tỷ lệ hao hụt tăng; đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trờng Bắc Mỹ so với hàng từ các nớc Mỹ La Tinh có điều kiện khí hậu tơng tự nh nớc ta.

2.2. Quan hệ đầu t.

Trong thời gian qua, vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài từ khu vực NAFTA vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể cả về số dự án và quy mô vốn đầu t, song quan hệ đầu t hai bên vẫn gặp phải môt số khó khăn sau:

Số vốn đầu t đã thực hiện của những dự án đăng ký từ các nớc Bắc Mỹ vào Việt Nam còn thấp, mới chỉ đạt 50% tổng số vốn đăng ký, thấp hơn so với chỉ số trên 54% của khu vực đầu t nớc ngoài nói chung. Nhiều dự án triển khai còn chậm và hiệu quả cha cao. Chẳng hạn nh công ty Procter & Gamble hiện có 2 dự án ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 103 triệu USD, cuối tháng 7/2002 công ty đã thông báo một khoản lỗ đến vài triệu đô la. Hơn nữa, một số công ty

của Mỹ còn có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Điển hình phải kể tới tập đoàn nớc giải khát quốc tế CocaCola với 3 dự án tại Việt Nam khi cấp phép đều là liên doanh nay đã chuyển thành 100%vốn nớc ngoài. Công ty này sử dụng các biện pháp bán phá giá, bán sản phẩm thấp hơn so với chi phí sản xuất để đánh bật các đối thủ cạnh tranh khác

ra khỏi thị trờng.

Mặt khác, các dự án của Bắc Mỹ cha tham gia nhiều vào sản xuất hàng xuất khẩu, lĩnh vực Việt Nam khuyến khích đầu t. Các chuyên gia kinh tế cho rằng dự án của các nớc thành viên NAFTA cha hớng mạnh vào phát triển công nghiệp nặng của Việt Nam nên cha thúc đẩy việc nhập khẩu máy móc từ Bắc Mỹ (đặc biệt là từ Mỹ) vào Việt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho tình hình xuất khẩu từ Bắc Mỹ vào Việt Nam tăng trởng chậm trong thời gian qua.

Việt Nam mới chỉ thu hút đợc tơng đối vốn đầu t của Mỹ, còn của Canada thì rất ít. Canada là một trong 7 nớc công nghiệp phát triển nhất thế giới, hàng năm Canada đầu t ra nớc ngoài một lợng vốn trung bình khoảng 298.898 triệu USD (giai đoạn 1997-2001), song trong giai đoạn từ 1988-2001, Canada mới chỉ đầu t vào Việt Nam khoảng 224,5 triệu, một con số rất nhỏ so với lợng đầu t ra nớc ngoài hàng năm của Canada. Việt Nam trong thời gian tới cần có biện pháp chiến lợc nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài từ quốc gia này.

Về phía Việt Nam, mặc dù đã có nhiều thành công trong việc cải thiện môi trờng đầu t nớc ngoài song vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Môi tr- ờng đầu t của Việt Nam mới chỉ tỏ ra thông thoáng trên các văn bản chứ cha thực sự hấp dẫn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Các thủ tục hành chính quá phức tạp của Việt Nam đã làm cho các nhà đầu t Bắc Mỹ cha thật tin tởng vào chính sách khuyến khích đầu t của Việt Nam với tỷ lệ dự án phần lớn đều ở dạng liên doanh với một doanh nghiệp Việt Nam. Môi trờng đầu t của Việt Nam cha đáp ứng đợc các chuẩn mực quốc tế. Đó là sự yếu kém của hệ thống

quả, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu. Những tồn tại này đã và đang gây trở ngại cho các nhà đầu t tại Việt Nam.

Vì vậy, để Việt Nam trở thành một địa điểm đầu t hấp dẫn, để vốn FDI tiếp nhận đợc phát huy tốt vai trò của nó, việc đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tồn tại là việc làm hết sức cần thiết.

chơng III

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ kinh tế-thơng mại giữaViệt Nam và NAFTA

trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do bắc mỹ (NAFTA) và mối quan hệ kinh tế thương mại việt nam NAFTA những năm gần đây (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w