Thận trọng trong việc ra các quyết định ký kết hợp đồng với đối tác Mỹ

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 97 - 98)

Việt Nam sẵn sàng ký các hợp đồng do phía họ soạn thảo mà không có sự kiểm tra trước của các luật sư. Họ lo ngại rằng phía Việt Nam vì không đọc kỹ hợp đồng mà đã ký nên không đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng. Về phía Việt Nam, hàng loạt mẫu hợp đồng do đối tác đưa ra thường gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán. Không thể xem xét kỹ càng các hợp đồng này mà không có các luật sư. Vì vậy, có thể coi luật sư là một phần tất yếu trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

2/ Thận trọng trong việc ra các quyết định ký kết hợp đồng với đốitác Mỹ tác Mỹ

Một hiện tượng rất gây “dị ứng” đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ là tình trạng “hứa liều” của các doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng này khiến cho nhiều doanh nghiệp Mỹ ngần ngại giao dịch với các đối tác Việt Nam. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là nhỏ và vừa (các doanh nghiệp lớn thường có quy chế hoạt động chặt chẽ và tầm nhìn lâu dài nên thận trọng hơn) nên khi có đối tác muốn ký hợp đồng thì đặt bút ký ngay mà không suy nghĩ hoặc suy nghĩ rất ít về tính khả thi của hợp đồng. Các doanh nghiệp Việt Nam thường lạm dụng từ “Có” trong mọi trường hợp mà không lường trước được khả năng thực sự của mình. Đối với thương nhân Mỹ, đôi khi từ “Không” lại gây ấn tượng tốt hơn. Do vậy, một điều các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi nhớ nếu không muốn thất

bại khi giao dịch với đối tác Mỹ là phải biết tự kiềm chế trước những hợp đồng béo bở.

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 97 - 98)