Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 40 - 42)

3. Nền kinh tế Mỹ

1.2.2Đối với Việt Nam

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hội nhập với kinh tế Thế giới.

Do đó Việt Nam không thể không coi Mỹ là một trong những đối tác chiến

lược trong các mối quan hệ nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng.

Trước năm 1995, khi Mỹ còn duy trì cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, hoạt động kinh tế thương mại giữa hai nước hầu như không phát triển. Tuy không có một quan hệ mua bán chính thức nào song hàng hoá hai bên vẫn gián tiếp được trao đổi. Vào năm 1992 ước tính Mỹ xuất sang Việt Nam khoảng 2 triệu USD trị giá hàng và trong năm 1993 con số này tăng lên 3,8 triệu USD, chủ yếu là thông qua con đường viện trợ nhân đạo.

Sau khi lệnh cấm vận được chính thức dỡ bỏ, quan hệ thương mại hai nước đã có bước chuyển biến rõ rệt. Vai trò của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới đã có những tác động mạnh mẽ đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của

xuất và nhập khẩu các mặt hàng có tính chất bổ sung cho nhau. Mỹ hướng tới Việt Nam như một thị trường đông dân đầy tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp điện tử tin học, viễn thông mà hiện nay đang còn rất mới mẻ đối với nước này, đồng thời cũng là hướng tới một thị trường nguyên nhiên liệu đáng kể ở khu vực Châu Á. Còn đối với Việt Nam, Mỹ là một thị trường nhập khẩu và tiêu thụ khổng lồ, một thị trường có ý nghĩa lớn về công nghệ hiện đại và chuyển giao công nghệ, có nguồn vốn dồi dào vào bậc nhất Thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam hướng tới Mỹ còn là hướng tới các chuẩn mực thương mại của Thế giới.

Đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, thị trường Mỹ là một thị trường mới mẻ, đầy tiềm năng và có một ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay, khi hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của hàng xuất khẩu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước trong khu vực. Ngoài ra còn mhiều trở ngại khác như: lượng tiêu thụ trên một số thị trường truyền thống giảm, giá cả giảm, bảo hộ mậu dịch tăng lên,…

Thị trường Mỹ với quy mô 280 triệu người với thu nhập bình quân đầu người rất cao, khoảng 32.000 USD là một thị trường đầy hứa hẹn, tuy vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm vừa qua sang Mỹ chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường này. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chỉ thực sự khởi sắc kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Cho đến năm 1999 tổng kim ngạch của Việt Nam sang Mỹ mới chỉ đạt khoảng 600 triệu USD/ năm, chiếm tỷ trọng khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được kí kết đã mở ra những cơ hội mới cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ, đồng thời thực tiễn hoạt động xuất

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 40 - 42)