3/ Rào cản do sự khác biệt trong tiêu dùng
3.2.2 Vụ tranh chấp thương hiệu Cà phê Trung Nguyên
1/ Diễn biến
Cà phê Trung Nguyên hiện là một nhãn hiệu cà phê rất được ưa chuộng ở Việt Nam và cũng đã được xuất khẩu sang Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Úc…Tháng 7/2000, Trung Nguyên và Rice Field Corp. bắt đầu đàm phán về việc nhập khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ. Tháng 1/2001, hợp đồng đầu tiên được ký và cà phê Trung Nguyên đã có mặt trên thị trường Mỹ. Đến lúc này Trung Nguyên mới nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ thương mại của mình. Thật bất ngờ, Rice Field Corp. đã nộp hồ sơ đăng ký từ tháng 10/2000 với nhãn hiệu “Trung Nguyên- Cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” bằng tiếng Việt. Tháng 8/2001, Trung Nguyên lập tức khẩn trương nộp hồ sơ đăng ký với nhãn hiệu “Trung Nguyên- Nguồn cảm hứng sáng tạo mới” (bằng tiếng Anh) và yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với hồ sơ của Rice Field Corp. Chưa thấy hồ sơ nào được công nhận và vụ việc đang được các cơ quan chức năng của Mỹ xem xét.
2/ Phân tích
Trong trường hợp của Trung Nguyên nổi lên một vấn đề lớn, đó là vấn đề thương hiệu và bảo hộ thương hiệu.
Xét trên phương diện luật pháp, Trung Nguyên đã vướng vào một rào cản mà hiện nay cũng đang rất bức xúc trong nhiều vụ tranh chấp giữa các doanh nhân Việt Nam và Mỹ. Xét từ góc độ văn hoá thì vấn đề nằm ở chỗ
Trung Nguyên chưa thực sự hiểu rõ về thị trường Mỹ cũng như đối tác đang làm ăn với mình. Do chưa hiểu rõ về thị trường Mỹ nên Trung Nguyên đã không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trên thị trường mới mẻ này. Cũng chính vì chưa nghiên cứu kỹ về đối tác nên Trung Nguyên đã quá tin tưởng, để đối tác "hớt tay trên". Trên thực tế, Trung Nguyên có nhiều cơ hội để thắng với việc áp dụng điều khoản 6bis Công ước Paris vì nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên được coi là nổi tiếng ở Việt Nam, tuy vậy Trung Nguyên vẫn phải chịu hậu quả khá nặng nề do việc không quan tâm đủ đến vấn đề bảo hộ thương hiệu. Thiệt hại ước tính của Trung Nguyên trong vụ việc này lên đến gần một triệu USD, bao gồm các khoản phí thuê luật sư và thiệt hại do chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường tại Mỹ bị chậm lại.
Ngoài vụ Catfish và cà phê Trung Nguyên nói trên, còn nhiều vụ tranh chấp khác xảy ra trong thời gian vừa qua trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Ví dụ, trong ngành dệt may, Việt Tiến đã bị một Việt Kiều ở Mỹ đăng ký mất thương hiệu, Vinataba thì chưa xuất khẩu đã bị đăng ký sở hữu ở hàng chục nước. Các nhãn hiệu nổi tiếng của Việt nam như Vinatea, Vinacafe, bia Sài Gòn đều đã bị đăng ký ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Tôm Việt Nam vừa bị kiện là bán phá giá tại Mỹ,... Thực tế đó đòi hỏi các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có cái nhìn nghiêm túc hơn về vấn đề rào cản và cấp thiết phải tìm ra những giải pháp vượt qua các rào cản nếu muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên thị trường Mỹ.
CHƯƠNG III