lành mạnh
+ Những quy định về bồi thường thương mại
Trong hệ thống pháp luật thương mại Mỹ có một số đạo luật quy định
ngoài được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hoặc hàng của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Trong số các quy định liên quan đến chế độ bồi thường thương mại trước hết phải kể đến các quy định về thuế đối kháng (Luật Thuế Đối kháng hay còn gọi là Luật Thuế Bù giá (Countervailling Duty Law)) và các quy định về chống bán phá giá (Luật Chống bán phá giá (Anti- Dumping Law)).
- Quy định về thuế bù giá
Quy định này cho phép Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp bảo hộ khi hàng nhập khẩu được trợ giá của Ghính phủ nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gây nên hoặc đe doạ gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của Mỹ.
Luật này được áp dụng như sau:
Khi có khiếu nại, Uỷ ban Thương mại Quốc tế (International Trade Administration) thuộc Bộ Thương Mại Mỹ (US Department of Commerce) sẽ tiến hành điều tra xác định mức trợ giá. Sau đó ITC sẽ chịu trách nhiệm điều tra xem hàng nhập khẩu có gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước hay không. Nếu ITC sau khi điều tra xác định được là hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thì thuế bù giá với mức thuế bằng mức trợ giá của chính phủ nước ngoài sẽ tự động được áp dụng.
- Quy định về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu:
Quy định về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu được đề cập đến trong Luật Thuế quan 1930 và trong quy định về hạn chế các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh được ban hành theo Luật Chống bán Phá giá 1916. Theo các quy định về chống bán phá giá, một hành động bán phá giá hàng
nhập khẩu được nhận dạng bởi hai đặc điểm chính sau: (a) Nhà nhập khẩu bán sản phẩm tại nước ngoài là Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá bán tại nước sản xuất và (b) Nhà nhập khẩu phải thực hiện việc bán hàng này trong điều kiện thông thường và có hệ thống, thể hiện ý đồ cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất ở Mỹ.
Đối với cả hai trường hợp trợ giá và bán phá giá, khi có khiếu nại gửi lên Bộ Thương Mại Mỹ rằng các nhà xuất khẩu nước ngoài đang cạnh tranh không lành mạnh với các nhà sản xuất trong nước bằng việc bán hàng nhập khẩu với giá thấp hơn chi phí thực tế hay thấp hơn giá bán buôn tại chính nước họ, Bộ Thương Mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra sơ bộ và xác định mức độ trợ giá hoặc bán phá giá. Trên cơ sở đó, Bộ Thương Mại Mỹ sẽ yêu cầu cơ quan Hải quan Mỹ: (a) Yêu cầu chủ hàng nhập khẩu kí quỹ bằng tiền mặt hoặc có bảo lãnh để có thể nộp thuế trợ giá hoặc thuế chống bán phá giá nếu sau này hàng xuất khẩu được nhận định là phải đóng loại thuế này và (b) Tạm ngừng việc thông quan cho hàng hoá cho đến khi Bộ Thương Mại đã xác định được thực sự việc trợ giá hoặc bán phá giá gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước và tính toán chính xác mức độ trợ giá hoặc bán phá giá.
+ Quy định về các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh khác
Luật Thuế quan 1930 của Mỹ còn quy định các biện pháp đối phó với
các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh khác như quảng cáo không trung thực, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất và tiêu thụ hàng giả...
Trong các trường hợp này, Chính phủ Mỹ có thể yêu cầu ngừng ngay nhập khẩu hoặc nghiêm khắc hơn là tịch thu những hàng hoá được xác định là có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh.