Rào cản pháp sinh từ sự khác biệt về luật pháp

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 28 - 29)

3/ Các hình thức pháp luật

3.2.1Rào cản pháp sinh từ sự khác biệt về luật pháp

Sự khác biệt ở đây có thể là khác về luật quốc gia, quốc tế, tập quán, án lệ. Ví dụ, các doanh nhân thuộc các nước tư bản phát triển với hệ thống luật đơn giản và chặt chẽ rất “dị ứng” với hệ thống luật mơ hồ và chồng chéo, với hàng loạt thủ tục rườm rà khi làm ăn với doanh nghiệp thuộc các quốc gia đang phát triển.

Những nhà kinh doanh tư bản, vốn quen với việc tự do kinh doanh luôn thắc mắc rằng tại sao làm ăn với phía đối tác ở các nước đang phát triển lại phải qua nhiều cấp từ Chính phủ, bộ, ngành…thẩm duyệt như thế. Rõ ràng, hệ thống luật quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau, rồi trình độ phát triển luật pháp quốc gia cũng khác nhau cũng dẫn đến những khác biệt trong những quy định cụ thể. Chẳng hạn Luật Thương mại Việt Nam 1997 quy định “hình thức hợp đồng mua bán quốc tế có thể là điện tín, fax, thư điện tử, telex hoặc bất cứ một hình thức thông tin điện tử nào khác và không cho phép ký kết bằng miệng, telephone”. Điểm này quy định hoàn toàn trái với luật các nước tư bản như Anh, Mỹ cho phép hợp đồng ký kết bằng miệng, telephone. Do đó, những doanh nhân Anh, Mỹ khi làm việc với phía Việt Nam phải hết sức chú ý đến vấn đề này để tránh tranh chấp. Một ví dụ nữa là quy định về những điều khoản chủ yếu mà một đề nghị ký kết hợp đồng phải có. Luật của Pháp quy định chỉ cần 3 điều khoản: đối tượng, giá cả, điều kiện giao hàng. Luật Anh thậm chí chỉ cần điều khoản đối tượng. Tuy nhiên, Việt Nam quy định cần những 6 điều khoản chủ yếu là: tên, số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn thanh toán, thời hạn giao hàng. Sự khác biệt này đòi hỏi các nhà hoạt động thương mại quốc tế phải tìm hiểu kỹ càng các quy định luật pháp nước đối tác và các nước liên quan để khỏi bỡ ngỡ, tránh vấp phải những rào cản do sự khác biệt trong những quy định luật pháp.

Ngoài ra, nhắc đến luật pháp trong hoạt động thương mại quốc tế không thể không nhắc đến các tập quán quốc tế. Các tập quán được sử dụng cũng rất đa dạng, thậm chí trái ngược nhau cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các thương nhân kinh doanh trên phạm vi quốc tế.

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 28 - 29)