Những cơ hội và thách thức chủ yếu

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 77 - 80)

1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

1.2Những cơ hội và thách thức chủ yếu

1.2.1 Cơ hội

Thị trường Mỹ, như đã phân tích ở trên là thị trường lớn và hấp dẫn nhất. Mỹ có nền kinh tế hùng mạnh nhất Thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2000 là 9500 tỷ USD. Trong 10 năm liên tục, kinh tế Mỹ luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao chưa từng có trong lịch sử của mình kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II (trung bình 3- 4%) và trong 5 năm gần đây, kinh tế Mỹ luôn được xếp là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhất thế giới. Chỉ xét riêng một chỉ tiêu sau đây cũng có thể thấy sức mạnh kinh tế Mỹ: Mỹ chỉ cần tăng trưởng kinh tế 1% thì đã tạo ra một giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của 15% tăng trưởng của Trung Quốc. Chính tốc độ tăng trưởng này đã khiến cho nhu cầu và khả năng mua sắm hàng hoá của nhân dân Mỹ liên tục gia tăng. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Mỹ rất lớn, chỉ tính riêng năm 1999 nhập khẩu đã đạt trên 1.228 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng cá nhân (quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…) là 1.030 tỷ USD. Tổng dung lượng nhập khẩu hàng hoá của Mỹ hiện nay là lớn nhất Thế giới, hơn cả Liên minh Châu Âu (EU).

Khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thương mại và do đó có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường. Chẳng hạn, trước hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường Mỹ rất khó khăn do phải cạnh tranh không bình đẳng, hàng hoá Việt Nam phải chịu mức thuế suất rất cao. Khi Hiệp định được thực thi thì mọi hàng rào được dỡ bỏ, các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam được đối xử bình đẳng trên thị trường Mỹ. Theo số liệu của Bộ Thương mại, tổng mức thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ (42 mặt hàng) khi được hưởng MFN sẽ được giảm từ 35% xuống còn 4,9%). Trong điều kiện này, Việt Nam có khả năng xuất khẩu tốt hơn và dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 2,8-3 tỷ USD vào đầu năm 2005.

Phần này đề cập đến tác động của cơ hội đầu tư đến xuất khẩu. Việc tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ Mỹ và các nước tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhiều nước, trước hết là các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật, Singapore, Thái Lan,… sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam vì hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có mức thuế suất thấp hơn. Bên cạnh đó, bản thân các nhà đầu tư Mỹ cũng sẽ vào Việt Nam nhiều hơn để tận dụng những lợi thế ở thị trường này sản xuất ra hàng hoá, sau đó xuất khẩu trở lại Mỹ và sang các nước khác.

(iii) Cơ hội về việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hiệp định được thực thi sẽ tạo cơ hội cho xuất khẩu và từ đó, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, tăng cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam. Những thuận lợi mới về quan hệ đầu tư và thương mại sẽ giúp thu hút nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là những công ty lớn của Mỹ mở rộng hoạt động sang Việt Nam, thuê lao động Việt Nam. Do được cọ xát, học hỏi và đào tạo mà trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý kinh doanh của người Việt Nam sẽ có cơ hội được cải thiện hơn.

(iv) Cơ hội hợp tác tăng xuất khẩu sang Mỹ

Mỹ là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Do đó khi Mỹ chú trọng vào phát triển các khu vực kinh tế mới và những ngành kinh tế mới, Mỹ sẽ chuyển các ngành sản xuất hàng hoá thông thường cho các nước khác và Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này. Trong giai đoạn trước, theo mô hình “Đàn sếu bay”, Mỹ đã chuyển nhượng sản xuất sang Nhật Bản và một số nước Châu Âu khác, xuất khẩu trở lại Mỹ những mặt hàng có chi phí lao động thấp như dệt may, giày dép, thiết bị máy móc cơ bản, tivi, video,… Những mặt hàng này gần đây cũng được Mỹ chuyển sang các nước Châu Á khác như

Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, sau đó là các nước ASEAN khác và hiện nay là Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 77 - 80)