3. Nền kinh tế Mỹ
1.1.4 Tìm hiểu về luật pháp Mỹ
Đặc điểm nổi bật của hệ thống luật pháp Mỹ là tính đa dạng và phức tạp. Luật pháp Mỹ bao gồm hệ thống luật pháp liên bang và luật pháp tiểu
bang. Bản thân luật liên bang của Mỹ đã bao gồm rất nhiều quy định khác
nhau, mỗi bang của Mỹ lại có hệ thống quy chế luật riêng và tự tập hợp các quyết định đã công bố của họ. Luật pháp các tiểu bang quy định về từng trường hợp cụ thể không giống nhau, điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nhân nước ngoài khi làm ăn trực tiếp với đối tác Mỹ .
Nói đến luật pháp Mỹ, không thể không nói đến tính phổ thông, yếu tố tình huống trong luật pháp. Luật pháp Mỹ là tiêu biểu cho một trong các hệ thống luật chính trên Thế giới là hệ thống Common Law- Luật bất thành văn. Theo đó việc giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định của toà án trong việc giải thích những quy chế luật pháp của Mỹ. Đây là một trong các yếu tố khiến cho hệ thống luật pháp Mỹ vô cùng phức tạp, khó hiểu và khiến cho vai trò của các luật sư trở nên thiết yếu trong các cuộc giao dịch giữa đối tác là người nước ngoài và doanh nhân Mỹ.
Khi làm ăn với đối tác Mỹ, các nhà kinh doanh nước ngoài cần nắm những luật sau:
- Luật Công ty của các tiểu bang - Luật Thuế (Tax Law)
- Luật Chống độc quyền (Anti- Trust Laws)
- Luật Bảo đảm năm 1933 và Luật Bảo đảm của các tiểu bang. - Luật Quy định về Lao động và hưu trí (Labour and Pension Law) - Luật Môi trường (Environmental Law)
- Quy định về Đầu tư nước ngoài (Regulation of Foreign Investment) Và một số đạo luật quan trọng :
+ Luật Clayton của Liên bang (The Federal Clayton Act) + Luật Sherman (Sherman Act)
+ Luật Chống độc quyền Hart Scott- Rodino năm 1976 (the Scott- Rodino Anti- Trust Improvement Act of 1976).
Ngoài ra còn một số các quy định khác như:
- Các quy định về Giao dịch chứng khoán (Stock Exchange Consideration)
- Quy định về Chế độ kế toán (Accounting Rules)
- Quy định về Sử dụng ngoại hối (Foreign Exchange Issues) - Toà phán quyết và chọn luật (Submission to Court Jurisdiction, Choice of Laws),...
• Luật được sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu:
- Luật Thuế suất năm 1930
- Luật về Thương mại và Thuế suất 1984
- Luật tổng hợp về Thương mại và Cạnh tranh năm 1988 - Luật Quản lý Xuất khẩu năm 1979,...
Có thể thấy chỉ riêng hệ thống văn bản luật của Mỹ rất phức tạp cũng đủ gây nhiều khó khăn cho doanh nhân nước ngoài. Thêm vào đó, luật Mỹ chủ yếu lại là án lệ (case law) mà thực tế các án lệ ở các nơi lại rất khác nhau và vô cùng phong phú nên việc nắm bắt được hết các án lệ là một điều không tưởng. Vì thế, khi muốn kinh doanh trên đất Mỹ, nhất thiết thương nhân nước ngoài cần phải có sự tư vấn, hỗ trợ của các luật sư.