PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 81 - 84)

Tóm lại những bước tiến mới trong quan hệ thương mại hai nước, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được kí kết đã mở rộng cánh cửa vào thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam. Dù vậy, trên thực tế vẫn còn không ít những rào cản, trở ngại, thách thức. Xuất khẩu sang Mỹ có tăng trưởng tương xứng với những thành tựu trên phương diện ngoại giao hay không, điều đó còn tuỳ thuộc vào việc các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức, tận dụng những cơ hội và khắc phục những rào cản đó như thế nào.

2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦAVIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1 Phương hướng và mục tiêu tổng quát cho hoạt động xuấtkhẩu nói chung khẩu nói chung

Tại kỳ họp Quốc hội thứ 10 khoá X, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch 5 năm 2001-2005, xác định mục tiêu của cả nước là tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hàng năm là 7,5%/năm, trong đó, mục tiêu của riêng năm 2002 là 7- 7,3%.

Trong nền kinh tế thị trường, giữa tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và tăng tổng kim ngạch xuất khẩu có mối quan hệ tỷ lệ chặt chẽ. Trong điều kiện sức mua của người dân trong nước còn thấp, xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với GDP. Qua số liệu thống kê, từ năm 1987 đến 2000, trừ một số năm cá biệt, ở nước ta, tổng kim ngạch xuất khẩu thường tăng cao hơn nhịp độ tăng tổng sản phẩm quốc nội với tỷ lệ 2/1 hoặc hơn nữa. Nói cách khác, tăng 1% GDP đòi hỏi phải tăng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu trở lên. Do vậy Quốc hội cũng xác định mục tiêu tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2005 là ở mức 14- 16%/ năm, năm 2002 là 10-13%.

Các mục tiêu chủ đạo về kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu cũng đã được nêu rõ trong Chiến lược phát triển Xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, theo đó:

+ Về kim ngạch: mục tiêu đề ra cho năm 2010 là khoảng 55 tỷ USD, gấp hơn 4 lần kim ngạch của năm 2000. Để đạt mục tiêu này, xuất khẩu phải tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 15%/ năm. Đây là bài toán không dễ bởi xuất phát điểm của thời kỳ 2001-2010 đã cao hơn nhiều so với thời kỳ 1991-2010. Với những hạn chế còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những hạn chế mang tính cơ cấu thì việc gia tăng giá trị tuyệt đối ở mức trên 2 tỷ USD/ năm đòi hỏi phải nỗ lực cao độ.

+ Về cơ cấu: bản chiến lược đề ra định hướng tổng quát cho thời kỳ 2001- 2010 là tiếp tục tăng tỷ trọng của sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Theo hướng đó, đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm hàng nguyên nhiên liệu và nông lâm hải sản sẽ giảm xuống còn khoảng 19-21% so với trên 40% hiện nay. Tỷ trọng của các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng từ 30% lên khoảng 40-45% , trong đó chủ yếu là dệt may, giày dép, thủ công Mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hoá phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí, điện và sản phẩm nhựa. Phần còn lại sẽ là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao như điện tử tin học. Mục tiêu kim ngạch đề ra cho nhóm này là 6-7 tỷ USD vào năm 2010, chiếm khoảng 12-14% kim ngạch xuất khẩu.

+ Về thị trường, các mục tiêu về kim ngạch, tốc độ và cơ cấu đã đặt ra yêu cầu cụ thể cho công tác thị trường. Để đáp ứng những mục tiêu này, công tác thị trường trong thời gian tới cần đi theo hướng: tích cực chủ động mở rộng thị trường, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ với các đối tác để

phòng ngừa các chấn động đột ngột; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trường đã có song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có tiềm năng nhưng hiện còn đang chiếm tỷ trọng nhỏ; tăng cường thâm nhập các thị trường mới như thị trường Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Phi,... Trong đó, chủ động thâm nhập thị trường chỉ có thể trên cơ sở sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, của các doanh nghiệp được nâng cao. Song vấn đề chủ động phải được thực hiện không chỉ từ phía các doanh nghiệp mà còn phải từ phía Chính phủ thông qua các hoạt động hỗ trợ nhất định như hoạch định chiến lược và tổ chức thâm nhập thị trường một cách bài bản. Còn đa phương hoá vừa là điều kiện, kết quả của đa dạng hoá cơ cấu, vừa là giải pháp để phòng ngừa các chấn động đột ngột. Đa phương hoá hoàn toàn không có nghĩa là dàn đều tỷ trọng xuất khẩu trên tất cả các thị trường một cách tràn lan theo hướng “trăm hoa đua nở” mà cần phải được hiểu là cân bằng quan hệ với các đôí tác, tránh lệ thuộc quá nhiều vào một bạn hàng nào đó. Đa phương hoá nhưng vẫn phải duy trì tốc độ tăng trưởng trên tất cả các thị trường, tức là cần đạt được một tỷ trọng thị trường hợp lý thông qua kích thích tốc độ tăng trưởng trên tất cả các thị trường trọng điểm, không đơn thuần là chuyển dịch kim ngạch từ nơi này sang nơi khác.

Với định hướng chung như vậy, Nhà nước ta dự kiến tỷ trọng cho các thị trường xuất khẩu như sau:

Châu Á 46-50%

Trong đó

Nhật Bản 17-18%

ASEAN 15-16%

Trung Quốc, Đài Loan, Hồng kông 14-16%

Châu Âu 27-30%

Trong đó

SNG và Đông Âu 3-5%

Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ) 15-20%

Australia và New Zealand 5%

Các khu vực khác 2%

2.2 Phương hướng và mục tiêu đối với thị trường Mỹ

Căn cứ vào những phương hướng và mục tiêu đề ra, có thể thấy rằng thị trường Mỹ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Theo những nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam và các chuyên gia phân tích kinh tế, trong giai đoạn 2001-2010, xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, mà chủ yếu là thị trường Mỹ cần phải tăng mạnh để đạt được tỷ trọng vào khoảng 15- 20% vào năm 2010 so với 5-6% như hiện nay. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ theo dự tính phải đạt tới 8-10 tỷ USD so với khoảng hơn 1 tỷ như hiện nay. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ là dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí- điện, sản phẩm gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ, hải sản, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến.

Những mục tiêu nêu trên là hoàn toàn hợp lý và không quá tham vọng nhưng cũng đòi hỏi những nỗ lực rất lớn từ phía Doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam. Để hoàn thành những mục tiêu đó, trước mắt, phía Việt Nam cấp thiết phải có những giải pháp để loại bỏ những rào cản đang cản trở trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, mở đường cho hoạt động này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 81 - 84)