Một số điểm khác biệt về luật pháp gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 60 - 62)

nghiệp Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường Mỹ

Các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam và các thương nhân Mỹ có thể được trực tiếp điều chỉnh của Luật Thương mại Việt Nam nhưng cũng có thể được điều chỉnh bởi Bộ luật Thương mại thống

nhất của Mỹ (UCC). Giữa Luật Thương mại Việt Nam và Bộ luật Thương

mại thống nhất của Mỹ có rất nhiều điểm khác biệt.

Trước hết là điểm khác biệt trong các quy định về hình thức và nội

dung hợp đồng. Luật Thương mại Việt Nam quy định nội dung hợp đồng bắt

buộc phải có đủ các điều khoản chủ yếu như tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, thanh toán, thời gian, địa điểm và phương thức giao hàng.

Trong khi đó, Bộ luật Thương mại thống nhất của Mỹ quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng chỉ bao gồm: tên hàng, số lượng và quy cách phẩm chất hàng hoá.

Hệ thống luật pháp Mỹ là một hệ thống luật bất thành văn điển hình. Ngoài sự điều chỉnh của các quy định bằng văn bản, các hợp đồng xuất khẩu ký kết với các đối tác Mỹ còn phải chịu sự điều chỉnh của một số lớn các tập quán có những nội dung trái ngược với tập quán thương mại quốc tế thông thường. Do thói quen, do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất hàng theo điều kiện FOB. Trong giao dịch hàng hoá xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các điều kiện cơ sở giao hàng của Phòng Thương mại Quốc tế (Incoterms 1990, 2000). Tuy nhiên, khi làm việc với các thương gia Mỹ, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tham khảo thêm “Định nghĩa Ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941”. Theo đó, có thể thấy

FOB Mỹ rất khác biệt so với FOB quy định trong Incoterms 2000. Theo định nghĩa của Mỹ có các loại FOB sau:

- FOB (người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định). Theo điều kiện này giá quy định chỉ áp dụng tại điểm gửi hàng nội địa, và người bán thu xếp việc bốc hàng trên hoặc trong phương tiện chuyên chở.

- FOB (người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định) cước phí trả trước tới (điểm xuất khẩu quy định). Theo điều kiện này người bán quy định một giá bao gồm chi phí vận tải tới điểm xuất khẩu quy định và trả cước phí tới điểm xuất khẩu quy định, không chịu trách nhiệm đối với hàng hoá sau khi lấy được một vận đơn hoàn hảo hoặc biên nhận vận tải khác tại điểm khởi hành nội địa quy định.

- FOB (người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định) cước phí đã trừ tới (điểm quy định). Theo điều kiện này, người bán quy định một giá bao gồm chi phí vận tải tới điểm đến quy định, cước phí tầu biển trả sau và khấu trừ chi phí vận tải, không chịu trách nhiệm đối với hàng hoá sau khi nhận được một vận đơn hoàn hảo hoặc biên nhận vận tải khác tại điểm khởi hành nội địa quy định.

- FOB (người chuyên chở nội địa quy định tại điểm xuất khẩu quy định). Theo điều kiện này, người bán quy định một giá bao gồm chi phí vận tải hàng hoá tới điểm xuất khẩu quy định, chịu bất cứ mất mát hay hư hại nào, hoặc cả hai, xảy ra cho tới điểm đó.

- FOB tàu biển (cảng bốc hàng quy định). Theo điều kiện này, người bán quy định một giá bao gồm toàn bộ chi phí, cho tới khi giao hàng ở trên tàu biển nước ngoài đã cung cấp bởi, hoặc cho người mua tại cảng bốc hàng quy định.

- FOB (điểm nội địa quy định ở nước nhập khẩu). Theo điều kiện này, người bán quy định một giá bao gồm tiền hàng và tất cả các chi phí vận tải tới điểm nội địa quy định ở nước nhập khẩu.

Trong đó, điều kiện FOB (cảng quy định) không chỉ định điểm chính xác mà tại đó trách nhiệm của người bán kết thúc và trách nhiệm của người mua bắt đầu, do đó các nhà xuất khẩu Việt Nam nên tránh điều kiện này. Việc sử dụng điều kiện này gây ra những tranh chấp về trách nhiệm của người bán hay của người mua trong trường hợp có mất mát hay hư hại xảy ra khi hàng hoá ở cảng và trước khi giao hàng hoặc cho người chuyên chở đường biển. Sự hiểu lầm có thể tránh khỏi nếu xác định rõ được điểm giao hàng cụ thể.

3.1.2 Một số rào cản về văn hoá

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w