Những quy định hạn chế nhập khẩu khác

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 51 - 54)

+ Quy định về điều chỉnh hàng nhập khẩu theo điều 201- 204, Luật Thương mại Mỹ:

Quy định này uỷ quyền cho Tổng thống hành động khi một sản phẩm nhất định được nhập vào Mỹ với số lượng lớn gây nên những thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp trong nước. Quyền này có thể áp dụng ngay cả khi hàng nhập khẩu được định giá gian lận. Tổng thống có thể quyết định tăng thuế định ngạch, hạn chế số lượng, áp dụng các biện pháp điều chỉnh khác hoặc kết hợp các biện pháp nói trên.

+ Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch là giới hạn về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đa phần hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan Mỹ quản lý nhưng Cục Hải quan không có quyền thay đổi hoặc sửa đổi hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ được chia làm hai loại:

- Hạn ngạch tuyệt đối: Nếu vượt quá giới hạn quy định thì không được phép nhập khẩu. Loại hạn ngạch này được áp dụng với 17 nhóm mặt hàng như: một số loại cồn Ethyl, sữa và kem đặc hoặc khô, một số loại bơ, lạc, một số loại phomat cứng, bông…

- Hạn ngạch thuế quan (Tariff quota): Nếu vượt quá giới hạn cụ thể thì vẫn được nhập khẩu nhưng phải chịu mức thuế cao. Loại hạn ngạch này được áp dụng đối với 10 nhóm hàng hoá như cá ngừ, sữa và kem có nhiều chất béo 1-6%, một số loại dầu, một số mặt hàng dệt may,… Hạn ngạch thuế quan được áp dụng chủ yếu đối với hàng nông nghiệp. Mức thuế suất trong hạn ngạch (In- quota Tariff) chủ yếu là thuế theo giá (chỉ có 28% là thuế không theo giá) với mức thuế theo giá (Ad-Valorem Equivalence- AVE) trung bình là 9,5% trong khi thuế suất ngoài hạn ngạch (Out- quota tariff) chủ yếu là thuế không theo giá (chiếm trên 90%) với AVE trung bình là 55,8%.

Hiện nay vấn đề hạn ngạch chưa phải là một trở ngại lớn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam vì trong hai năm đầu khi thực thi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Mỹ chưa áp dụng quota cho Việt Nam đối với một số mặt hàng chủ yếu như dệt may, giày da, hải sản,.... Tuy vậy, khi hết hai năm đầu, từng mặt hàng một sẽ được ký hiệp định riêng và lúc này Mỹ có thể áp dụng quota đối với Việt Nam để bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

+ Hạn chế nhập khẩu theo các luật môi trường:

Hạn chế nhập khẩu theo các luật môi trường Mỹ có một số luật hạn chế nhập khẩu, thường là cấm, để khuyến khích các Chính phủ nước ngoài áp dụng những biện pháp bảo vệ những loài động vật đặc biệt nhằm bảo vệ cân bằng sinh thái. Có thể nêu ra một số luật như điều 609 của Luật Chung Mỹ (US Public Law) cấm nhập khẩu tôm tự nhiên từ các khu vực trên thế giới nếu việc đánh bắt có thể gây nguy hiểm đến rùa biển (Hiện nay, Mỹ đang áp dụng luật này để cấm nhập khẩu tôm từ Thái Lan); Luật về Các loài Động vật bị nguy hiểm 1973 (Indangered Species Act) cấm nhập khẩu tất cả các loài hoặc họ động vật đang được coi là nguy hiểm; Luật Bảo vệ Động vật biển có vú 1972 (Marine Mammal Protection Act) cấm nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây vàng, cá voi; Luật Bảo tồn chim rừng 1992 (Wild Bird Conservation Act) cấm nhập khẩu các loại chim hiếm đã đưa vào bất kỳ một phụ lục nào theo Công ước của Liên Hợp quốc về buôn bán động vật bị nguy hiểm…

+ Hạn chế nhập khẩu liên quan đến cán cân thanh toán

Điều 122 của Luật Thương mại năm 1974 cho phép Tổng thống có

quyền tăng hoặc giảm nhập khẩu để đối phó với sức ép cán cân thanh toán.

Tổng thống có thể thắt chặt những hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế phụ thu nhập khẩu 15% trên giá trị hoặc kết hợp cả hai.

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w