Hàng dệt may

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 46 - 47)

Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất Thế giới. Từ năm 1995, hàng dệt may Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường Mỹ nhưng kim ngạch còn rất nhỏ bé. Sau khi Hiệp định Thương mại song phương được ký kết, tình hình có sự chuyển biến rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đã tăng mạnh, đạt gần 1 tỷ USD ngay trong hai năm 2000 và 2001.

5/ Giày dép

Hàng năm Mỹ nhập khẩu một khối lượng giày dép rất lớn. Năm 1998, Mỹ nhập khẩu gần 14 tỷ USD giày dép các loại. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng rất nhanh, từ 69000 USD vào năm 1994 lên tới 115 triệu USD vào năm 1998. Sau khi hiệp định thông mại được thông qua, do không bị áp đặt hạn ngạch, kim ngạch xuất khẩu giày dép càng tăng mạnh. Tuy nhiên, chủng loại giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chưa thật đa dạng.

6/ Dầu mỏ

Mặt hàng dầu mỏ của Việt Nam mới bắt đầu xuất sang Mỹ từ năm 1996 nhưng đã nhanh chóng có kim ngạch tương đối cao. Mặc dù trước đây mặt hàng này phải chịu mức thuế cao hơn các nước khác tới 4 lần song kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 96-98 vẫn đạt khoảng 75 triệu USD. Mục tiêu của Việt Nam hiện nay là ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô sang Mỹ còn phải chú trọng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác chế

biến dầu để có được các sản phẩm dầu mỏ đã qua tinh chế nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu.

7/ Gốm sứ

Dung lượng thị trường gốm sứ Mỹ là vô cùng lớn. Tuy có tốc độ tăng trưởng rất cao (từ 40% đến 100%/ năm) nhưng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của ta vào Mỹ những năm qua vẫn còn rất nhỏ bé, chỉ chiếm chưa đầy 0,1% kim ngạch nhập khẩu gốm sứ của Mỹ. Nguyên nhân chính là do thuế phi MFN chênh lệch quá lớn so với thuế MFN. Nhìn chung, khả năng tiêu thụ hàng của ta là tương đối tốt bởi mẫu mã không thua kém gì hàng Trung Quốc. Nếu chất lượng được cải tiến, đồng đều hơn, bền hơn thì kim ngạch có thể đạt tới hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 46 - 47)