TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 42 - 45)

với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù năm 2000 là một năm đầy biến động và khó khăn song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng, vào khoảng 750 triệu USD. Năm 2001, một năm sau khi Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã có bước tăng trưởng vượt bậc lên tới mức 1100 triệu USD. Dự tính trong tương lai, xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh và đạt 15- 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tóm lại, Mỹ có vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường Mỹ cũng như tìm kiếm những giải pháp để xúc tiến hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa đối với công cuộc phát triển Đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNGMỸ MỸ

2.1 Tình hình chung

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Quan hệ thương mại Việt- Mỹ nói chung và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nói riêng chỉ bắt đầu phát triển kể từ năm 1995, khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Trong giai đoạn 1995-2000, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do chưa được hưởng quy chế Tối Huệ quốc (MFN) của Mỹ nhưng hàng hoá của Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ vẫn không ngừng tăng lên.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, năm 1994 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ đạt 50,450 triệu USD nhưng

đến năm 1995, năm đầu tiên kể từ khi bình thường hoá quan hệ, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã tăng gấp gần 4 lần so với năm 1994, đạt 169,7 triệu USD. Đến năm 1996, con số này là 319,07 triệu USD và năm 1997 là 388,189 triệu USD (tăng 26% so với năm 1996).

Năm 1998, do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên riêng đối với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh, đạt 468,6 triệu USD, tăng khoảng 60% so với năm 1997. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, vào năm 1998, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 7 của Việt Nam (năm 1997 Mỹ đứng thứ 9).

Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng chậm, chỉ đạt 504,0 triệu USD do những khó khăn kinh tế của Mỹ và của cả khu vực. Bất chấp những khó khăn đối với hoạt động ngoại thương nói chung, kể cả việc hàng xuất của Việt Nam chưa được hưởng quy chế MFN, riêng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vào năm 2000 vẫn tăng lên đáng kể, đạt 732,8 triệu USD (tăng 45,4% so với năm 1999 và đạt 5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu). Năm 2001, một năm sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, con số này là 1065,3 triệu USD (tăng khoảng 45% so với năm 2000) và Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng thứ 6 của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

giai đoạn 1994-2001

(Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam) Đơn vị: Triệu USD

50.45 169.7 319.1 319.1 388.1 468.6 504 732.8 1065 200 400 600 800 1000 1200 TriÖu USD

3.1.2 Về cơ cấu xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Mỹ hiện nay và trong tương lai vẫn sẽ là dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí-điện, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, hải sản, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến.

Tình hình xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ như sau:

1/ Cà phê

Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất Thế giới. Khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây. Năm 1997, Việt Nam xuất sang Mỹ 55,6 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 73 triệu USD. Trong năm 1998, con số này là 56,3 ngàn tấn, tương đương với 86 triệu USD, tăng 10% so với năm 1997. Năm 1998, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp cà phê lớn thứ 8 của Mỹ. Trong những năm tới đây, mặt hàng cà phê còn có nhiều triển vọng tăng kim ngạch trên thị trường Mỹ.

Mặc dù lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng mạnh song về giá trị lại tăng rất chậm. Điều này một phần là do giá cả cà phê trên thế

giới có xu hướng giảm nhưng nguyên nhân chính là cà phê của Việt Nam xuất sang Mỹ mới chủ yếu ở dạng thô, sơ chế nên giá trị xuất khẩu chưa thực sự cao. Đây cũng là vấn đề mà phía Việt Nam cần xem xét nếu muốn kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng nhanh hơn nữa.

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 42 - 45)