Rào cản phát sinh do cơ chế bảo hộ của từng quốc gia

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 29 - 31)

3/ Các hình thức pháp luật

3.2.2Rào cản phát sinh do cơ chế bảo hộ của từng quốc gia

Đối với hoạt động thương mại quốc tế, mọi quốc gia đều cần có cơ chế bảo hộ riêng, dù là đối với hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu. Mặc dù đối

với hầu hết các quốc gia, xuất khẩu nhìn chung là có lợi, song vượt quá một mức nào đó thì tác dụng hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh đó, nhập khẩu thái quá cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế nước nhập khẩu như gây thâm hụt cán cân thanh toán, chảy máu ngoại tệ, sản xuất trong nước bị bóp nghẹt,… Do vậy, các quốc gia cần đưa ra những quy định luật pháp riêng hoặc ký kết những điều ước thống nhất nhằm quản lý và hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu, mà hiện nay chủ yếu là nhằm hạn chế nhập khẩu. Những quy định này sẽ trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại quốc tế nói chung. Các hàng rào thương mại gồm hai loại: Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Về hàng rào thuế quan, các nước nhập khẩu thường quy định mức thuế suất cao đối với những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, hàng hoá từ những nước hoặc khu vực không có quan hệ thương mại thân thiết, hoặc cũng có thể đánh thuế cao để trả đũa, trừng phạt,…mà cuộc chiến tranh về thép giữa Mỹ, Nga, EU vừa qua là một ví dụ điển hình. Để trả đũa lại việc Mỹ đánh thuế rất cao đối với thép nhập khẩu (chủ yếu từ Nga và EU), Nga và các nước này đã tuyên bố tăng thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Hàng rào phi thuế cũng là một rào cản đáng kể đối với hàng xuất nhập khẩu. Hàng rào phi thuế tồn tại dưới nhiều hình thức như: hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, an toàn thực phẩm, các quy định về nhãn mác, xuất xứ,…

Hiện nay, trước xu thế tự do hoá thương mại quốc tế, các quốc gia đều đã tiến hành cắt giảm các hàng rào thương mại. Tuy nhiên, do nhu cầu bảo hộ, những rào cản thương mại vẫn còn tồn tại. Hàng rào thuế quan có xu hướng giảm bớt và chuyển hoá sang các hàng rào phi thuế. Muốn vượt qua cả hai loại rào cản này để đưa hoạt động thương mại phát triển, phải có sự nỗ lực và kết hợp nỗ lực từ nhiều phía: Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức, hiệp hội, ngành hàng,…

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu MỘT số rào cản về LUẬT PHÁP và văn HOÁ đối với HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG mỹ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 29 - 31)