0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Một số quy định có tính chất bảo hộ của Mỹ gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN VỀ LUẬT PHÁP VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 54 -60 )

hàng xuất khẩu của Việt Nam

+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm

Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm, danh sách và các thủ tục phê chuẩn, hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể cản trở hoạt động thương mại và có thể được sử dụng để đối xử phân biệt với hàng nhập khẩu. Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật, còn được gọi là Bộ luật Tiêu chuẩn, được thương lượng trong các vòng đàm phán Tokyo của GATT kết thúc năm 1979 đã thiết lập những quy tắc quốc tế đầu tiên để các Chính phủ chuẩn bị, chấp nhận và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận. Các vòng đàm phán Urugoay dựa trên Bộ luật Tiêu chuẩn, thiết lập Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định mới này yêu cầu loại bỏ các hàng rào dưới hình thức tiêu chuẩn hoá sản phẩm quốc gia và hoạt động kiểm định cũng như thủ tục đánh giá mức độ phù hợp.

Trên cơ sở các hiệp định của GATT và WTO, NAFTA nói trên, luật của Mỹ cũng có những điều khoản riêng liên quan đến các tiêu chuẩn sản phẩm trong thương mại.

Hàng rào kỹ thuật của Mỹ được đánh giá là phức tạp nhất trong các hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển. Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được quy định rất chi tiết và rõ ràng. Việc kiểm tra, kiểm dịch và giám định do các cơ quan chức năng thực hiện. Có thể xem xét một số ví dụ sau:

- Hàng nông sản, thực phẩm

Pho mát, sữa và các sản phẩm sữa phải tuân theo các quy định của Luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm và Luật Nhập khẩu sữa. Nhóm hàng này được quản lý bằng giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch do Bộ Nông nghiệp quản lý. Rau, quả và hạt phải đáp ứng những yêu cầu về phẩm cấp, kích

thước, chất lượng và độ chín theo quy định trong Luật Kiểm định Thực vật, Luật Hạt thực vật liên bang và do Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm cùng phối hợp với Cục Tiêu thụ nông sản- Bộ Nông nghiệp quản lý.

- Côn trùng

Các loại côn trùng sống có hại cho cây trồng, trứng, nhộng hoặc ấu trùng của những côn trùng đó đều bị cấm nhập khẩu, trừ lý do vì mục đích khoa học.

- Gia súc, gia cầm, động vật,...

Gia súc, gia cầm, động vật và các phụ phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, da sống, len lông, xương, phủ tạng…muốn nhập khẩu đều phải thoả mãn các quy định kiểm dịch của Cục Kiểm dịch Sức khỏe động thực vật và chỉ được phép nhập khẩu ở một số cảng nhất định có đặt các trạm kiểm dịch. Thịt do Bang nào kiểm định chỉ được bán tại bang đó. Các loại thịt và sản phẩm gia cầm chỉ có thể được nhập vào Mỹ từ những nước và những nhà máy đã được Mỹ chấp thuận; đó phải là những nước có các yêu cầu về an toàn thực phẩm tương đương với của Mỹ; thịt phải được kiểm định ngay tại nước đó. Hiện nay chỉ có 36 nước được phép xuất khẩu thịt sang Mỹ, chủ yếu là các nước phát triển (châu Á chỉ có Nhật Bản và Hồng Kông).

- Hải sản

Hải sản nhập khẩu vào Mỹ phải chịu sự kiểm tra của Cơ quan Ngư nghiệp quốc gia, thuộc Cục Quản lý Đại dương và Môi trường. Các sản phẩm này phải được phân tích để phát hiện ra các loại chất nguy hại có thể có (hoá chất hoặc sinh vật); xác định các vấn đề ô nhiễm tiềm tàng trong quá trình chế biến, và xác lập cũng như ghi nhận các biện pháp phòng ngừa.

Đối với những đồ dùng gia đình như tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy rửa bát, máy sấy quần áo, máy đun nước, điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm và một số đồ gia dụng cần thiết khác phải chịu sự điều chỉnh của Luật Chính sách và Tiết kiệm năng lượng. Theo đó, Cục Quản lý Hiệu quả sản phẩm tiêu dùng- Bộ Năng lượng sẽ chịu trách nhiệm thử nghiệm và đưa ra tiêu chuẩn sử dụng năng lượng đối với các đồ gia dụng nhập khẩu.

- Hàng điện tử

Các sản phẩm điện tử gây bức xạ, kể cả bức xạ âm thanh như máy thu hình, đèn ống, lò viba, thiết bị X- quang, dụng cụ Laser,…phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn bức xạ quy định trong Luật Quản lý Bức xạ cho sức khoẻ và an toàn. Trung tâm Thiết bị và An toàn phóng xạ là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra các quy định này đối với cả sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất tại Mỹ.

- Các sản phẩm sinh học

Các sản phẩm sinh học như virut, huyết thanh, chất độc và các sản phẩm y tế dùng cho người phải chịu sự quản lý của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Bộ Y tế theo Luật Y tế công cộng. Các sản phẩm sinh học dùng cho động vật lại tuân theo Luật Chất độc, Huyết thanh, Virut do Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm thi hành. Ma tuý và các chất dẫn xuất bị cấm nhập khẩu trừ khi có giấy phép của Cơ quan Quản lý Ma tuý thuộc Bộ Tư pháp.

+ Các quy định về nhãn mác hàng hoá và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Luật Hải quan Mỹ yêu cầu “mọi hàng hoá xuất khẩu được sản xuất tại nước ngoài phải được ghi xuất xứ, nhãn mác bằng tiếng Anh. Nhãn hàng hoá phải được ghi đầy đủ, rõ ràng trên hàng hoá ở vị trí dễ nhận thấy, không được xoá cho đến khi hàng hoá đó đến tay người mua cuối cùng”. Tuy nhiên, nếu sản phẩm được nhập khẩu để tiếp tục chế biến một cách cơ bản tại Mỹ thì

không yêu cầu phải ghi nhãn xuất xứ. Những hàng hoá không được đánh dấu xuất xứ đúng nơi quy định tại thời điểm nhập khẩu thì hàng hoá sẽ bị đánh một khoản thuế ghi chú (Marking Duty) trừ khi hàng hoá đó được tái xuất hoặc phá huỷ hay đánh dấu đúng lại dưới sự giám sát của Hải quan. Khoản thuế này tương đương 10% giá trị của lô hàng đó.

Đặc biệt, việc xác định xuất xứ, ghi ký mã hiệu, bao bì đối với sản phẩm dệt may được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong Luật Xác định Sản phẩm may mặc, Luật Nhãn hiệu hàng len, Luật Nhãn hiệu hàng lông thú.

Về quyền sở hữu trí tuệ, điều 337 Luật Thương mại 1974 có quy định rõ ràng về chế độ bảo hộ trong lĩnh vực này. Điều 337 chủ yếu được sử dụng để ngăn chặn sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng nhập khẩu. Điều luật này xác định những hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bất hợp pháp như bằng sáng chế, thương hiệu đã đăng ký, bản quyền, nguyên lý hoạt động của sản phẩm vi mạch bán dẫn của Mỹ hợp lệ và được bảo hộ. Điều 337

cấm các hình thức cạnh tranh có hành vi gian lận trong nhập khẩu và bán sản phẩm ở Mỹ, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp trong nước hoặc sẽ cản trở độc quyền hoá thương mại ở

Mỹ. Điểm đặc biệt mà những nhà nhập khẩu Việt Nam hiện nay cần chú ý là

hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Trong thời gian gần đây một số nhà xuất khẩu Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường Mỹ do không nhận thức rõ về điểm này nên đã vướng phải rất nhiều vụ tranh chấp phức tạp về nhãn hiệu với các nhà sản xuất Mỹ.

Điều 337 quy định việc điều tra được tiến hành trên cơ sở khiếu nại hoặc do chính Uỷ ban Thương mại Quốc tế tiến hành độc lập. Nhìn chung, nếu Uỷ ban Thương mại Quốc tế xác minh hàng nhập khẩu phạm luật, họ có

thể ra lệnh ngăn chặn không cho sản phẩm đó nhập vào Mỹ và có thể yêu cầu các bên trong nước có liên quan đến vụ này chấm dứt những sự liên can đến những hoạt động bất hợp pháp này. Nếu sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì không cần phải tiến hành điều tra thiệt hại.

Trong sở hữu trí tuệ có một nội dung hết sức quan trọng là vấn đề Bảo hộ thương hiệu. Đây là một vấn đề mà các nhà xuất khẩu Việt Nam rất cần quan tâm vì trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp mà nguyên nhân chủ yếu là do phía Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về những quy định bảo hộ thương hiệu tại Mỹ và trong Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ.

Nhìn chung, cũng như các ngành luật khác, pháp luật về bảo hộ

thương hiệu của Mỹ rất phức tạp vì ngoài Luật Liên bang còn có luật pháp của từng bang riêng biệt. Hầu hết các bang của Mỹ đều có những đạo luật riêng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Hơn nữa, do Mỹ theo hệ thống luật bất thành văn nên ngoài những quy định trong văn bản luật (Enacted Law), ở đây là Luật Sở hữu trí tuệ, còn có Luật án lệ cũng là một nguồn quan trọng và thực ra là nguồn chủ yếu trong việc điều chỉnh các mối quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và về nhãn hiệu hàng hoá nói riêng. Theo luật án lệ Mỹ, quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu được tự động xác lập khi nhãn hiệu đó lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh. Tuy nhiên, quyền này lại chỉ giới hạn trong vùng lãnh thổ mà nhãn được sử dụng (một hoặc một số bang). Các bang khác nhau có thể có các hệ thống án lệ khác nhau nên mức độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cũng khác nhau. Một nhãn hiệu được công nhận ở một hoặc một số bang này có thể không được công nhận ở các bang khác. Do đó,

để được công nhận trên phạm vi liên bang, một nhãn hiệu phải được đăng ký tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ USPTO (United- State Patent & Trade Mark Office).

Sau khi đăng ký, chủ sở hữu văn bằng có độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký, có quyền yêu cầu Toà án bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của mình trước các hành vi vi phạm nhãn hiệu. Bên cạnh đó, họ còn có quyền yêu cầu cơ quan Hải quan Mỹ cấm nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vi phạm nhãn hiệu hàng hoá. Một nhãn hiệu sau khi được công nhận sẽ được công bố công khai, mọi doanh nghiệp khác được coi là phải biết nhãn hiệu này và không thể viện dẫn lý do không biết để biện minh cho hành vi vi phạm của mình.

Trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, chương II quy định về quyền sở hữu trí tuệ là chương dài nhất và phức tạp nhất, điều này cho thấy tầm quan trọng cũng như những khó khăn về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại, đồng thời cũng cho chúng ta thấy những đòi hỏi khá khắt khe của Mỹ trong vấn đề này. Điều 6 trong chương này đề cập đến vấn đề nhãn hiệu hàng hoá hay thương hiệu. Một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký được Nhà nước hai bên bảo vệ khỏi tất cả sự bắt chước, lạm dụng nhãn hiệu gây tổn hại cho người chủ nhãn hiệu.

Ngay trong điều 1 của chương II, Hiệp định đã nêu ra một số công ước mà hai bên tối thiểu phải thực hiện để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, trong đó có Công ước Paris 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Việt Nam và Mỹ đều tham gia công ước Paris, vì vậy, những nội dung của công ước này được mặc nhiên coi là những quy định mà hiệp định yêu cầu hai bên phải tuân thủ. Đặc biệt điều 6 khoản 6 của Hiệp định dẫn chiếu điều 6bis của Công ước Paris quy định: “Hồ sơ đăng ký một nhãn hiệu sẽ bị từ chối, hay nếu đăng ký rồi thì sẽ bị thu hồi giấy đăng ký nếu nhãn hiệu đó giống, tương tự và có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng được thừa nhận ở bất kỳ một nước thành viên nào của công ước”. Thông thường, muốn đang ký nhãn hiệu phải thực sự sử dụng nhãn hiệu đó. Tuy vậy,

Hiệp định quy định rằng việc sử dụng thực sự một nhãn hiệu không được là một điều kiện để nộp đơn đăng ký hay từ chối đơn đăng ký.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ RÀO CẢN VỀ LUẬT PHÁP VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 54 -60 )

×