2/ Cải thiện môi trường pháp lý trong nước
3.2.5 Giải quyết tốt vấn đề “Trách nhiệm sản phẩm” trên thị trường Mỹ
trường Mỹ
Sự khinh suất, thiếu cẩn trọng của nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá đắt trong những vụ kiện của người tiêu dùng Mỹ. Một giải pháp khá hữu hiệu cho vấn đề này và đã được nhiều nhà xuất khẩu lớn của Việt Nam thực hiện trong thời gian gần đây là việc mua bảo hiểm thương mại đối với các hàng hoá xuất khẩu tại các Công ty bảo hiểm có tiếng. Các nhà xuất khẩu Việt Nam nên mua bảo hiểm rủi ro khi xuất hàng sang Mỹ. Những công ty cung cấp loại hình bảo hiểm này thường là các công ty bảo hiểm quốc tế lớn.
Mặt khác, trong các vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm, toà án tiểu bang thường hay thiên vị người tiêu dùng Mỹ, không khách quan như toà án liên bang. Tuy vậy, theo luật pháp Mỹ thì ở các tiểu bang, một nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài chỉ phải hầu toà nếu có “mối liên hệ tối thiểu” với tiểu
bang nơi người tiêu dùng Mỹ khởi kiện. Do đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam khi đưa hàng vào Mỹ nên hạn chế các quan hệ có tính thủ tục hay những hợp đồng pháp lý riêng rẽ với tiểu bang nhỏ.
Một điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nữa là hệ thống phân phối ở Mỹ. Hệ thống phân phối ở Mỹ được chia thành hai loại: Các đại lý và nhà phân phối. Trách nhiệm của hai hệ thống được phân biệt rạch ròi. Đại lý là người bán trung gian ăn hoa hồng không có trách nhiệm gì về sản phẩm, còn nhà phân phối phải có trách nhiệm đối với sản phẩm mà mình nhận phân phối cho một doanh nghiệp nào đó. Do đó, nhà xuất khẩu Việt Nam có thể quyết định chỉ bán sản phẩm thông qua nhà phân phối Mỹ độc lập, đồng thời tránh đặt cơ sở sản xuất trực tiếp trên lãnh thổ Mỹ. Trong hợp đồng, nhà sản xuất có thể tìm cách hạn chế trách nhiệm hoặc chuyển trách nhiệm cho nhà phân phối. Tuy nhiên điều khoản nói trên là rất khó thương lượng và việc chuyển giao rủi ro có thể không có giá trị vì hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào phán quyết của toà án.