Lý thuyết cốt truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33 - 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1.Lý thuyết cốt truyện

Trong nghiên cứu văn ho ̣c, từ lâu các nhà nghiên cứu xem vấn đề cốt truyê ̣n là mô ̣t trong những yếu tố cơ bản để tìm hiểu tác phẩm.Trông ngành tự sự học cốt truyện là yếu tố cơ bản quan trọng tạo nên kết cấu cho tác phẩm tự sự.

Theo từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện (plot) là hệ thống sự kiện cụ thể. Được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.

Có thể tìm thấy qua một cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện giúp nhà văn tổ chức tốt hệ thống tính cách qua đó bộc lộ đặc điểm tính cách nhân vật, hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xã hội có sức lôi cuốn hấp dẫn hơn với người đọc.

Trong văn học cốt truyện tác phẩm hết sức đa dạng, nó phản ánh được thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử. Đã có không ít công trình nghiên cứu về lý thuyết cốt truyện. Lí thuyết cốt truyện cổ điển từ thời Aristote tỏ ra sơ lược và nhiều nhà khoa học đã nêu ra nhiều kiến giải bổ sung.

Theo Aristote có hai loại cốt truyện: cốt truyện đơn giản và cốt truyện phức tạp. Trừ những cốt truyện đơn giản với các hành động liên tục, thống nhất thì ở cốt truyện “đan vào nhau” (phức tạp) hành động của nhân vật luôn diễn ra qua đột biến và nhận thức. Khi xét về cấu trúc cốt truyện đơn giản hay phức tạp thì ông cũng chia cốt truyện ra làm ba phần: đầu, giữa và kết. Phần đầu giới thiệu hành động chính theo cách nào đó để người đọc háo hức chờ

đợi diễn biến tiếp theo. Phần giữa kết thúc sự kiện trước đó và gợi dẫn sự kiện tiếp theo. Phần kết tiếp nối những gì đã xảy ra không gợi dẫn điều sắp đến và tạo ra cái kết nhằm thõa mãn nhu cầu khám phá nghệ thuật của người đọc. Ngày nay chúng ta còn chia cốt truyện kịch tính ra làm năm phần: mở đầu, thắt nút, phát triển đỉnh điểm, kết thúc.[45, 181]

Các nhà lý luận thuộc trường phái cấu trúc. J. Lotman trong công trình “Cấu trúc văn bản nghệ thuật” coi cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa của tổ chức nội tại các yếu tố của văn bản, J. Lotman đã xác lập cấu trúc cốt truyện trên cơ sở của một loạt những cặp phạm trù có tính chất đối lập, liên kết với nhau theo từng cấp độ của văn bản nghệ thuật: văn bản phi cốt truyện/văn bản có cốt truyện; không có biến cố/biến cố; nhân vật bất hành động/ nhân vật hành động… Ông cũng yêu cầu xem cốt truyện trong sự tương quan chặt chẽ với những yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật như khung khổ, không gian nghệ thuật, điểm nhìn…

Lịch sử nghiên cứu cốt truyện có nhiều biến đổi phức tạp sâu sắc. Tùy theo quan niệm cá nhân mà mỗi nhà nghiên cứu có những cách phân chia khác nhau về cốt truyện. Khi phân loại cốt truyện các nhà nghiên cứu dựa vào tiêu chí để phân loại. Dựa vào tiêu chí sự kiện: cốt truyện phân đoạn (chương hồi- Episodic plot), cốt truyện liền mạch (hrono-logical plot), cốt truyện huyền ảo(supermat-ure plot), cốt truyện ghép mảnh(Fragment plot), cốt truyện siêu văn bản(hypertext plot); tiêu chí thời gian: cốt truyện tuyến tính(linear plot), cốt truyện khung(zigzag plot), cốt truyện gấp khúc(frame plot); tiêu chí nhân vật: cốt truyện đơn tuyến(simple plot), cốt truyện đa tuyến(complex plot), cốt truyện hành động(active plot), cốt truyện tâm lý(psychological plot), cốt truyện dòng ý thức(stream of consciousness plot) … ngoài ra theo đề xuất của các nhà nghiên cứu có thể dựa vào tiêu chí nội dung có cốt truyện triết học, cốt truyện luận đề… hay theo kết cấu: cốt truyện

mở cốt truyện đóng… tuy nhiên theo PGS.TS Lê Huy Bắc trên đây là những cách phân loại cốt truyện co tính phổ quát và thiết thực hơn cả [45, 187].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33 - 35)