Người kể chuyện toàn tri

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 64)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Người kể chuyện toàn tri

Về vấn đề người kể chuyện trong tác phẩm, Sông Côn Mùa Lũ thuộc loại truyện kể ở ngôi thứ ba. Cũng giống như hầu hết các tiểu thuyết khác được kể từ ngôi thứ ba: người kể chuyện toàn tri. Vị thế của người biết hết, thấy tất cho phép tác giả miêu tả, trần thuật, dẫn dắt câu chuyện một cách linh hoạt, tự do. Với ngôi kể ấy, nhà văn dễ dàng tham gia phân tích, lý giải, đánh giá nhân vật, tình huống, sự kiện từ cái nhìn khách quan, lồng ghép những

quan niệm, những đoạn trữ tình ngoại đề đậm tính triết lý. Đây chính là một trong những tiền đề tạo nên màu sắc, đặc trưng riêng của Sông Côn Mùa Lũ.

Với ngôi thứ 3 ẩn mình, người kể chuyện trong Sông Côn Mùa Lũ có thể kể tất cả những việc xảy ra từ việc của người dân đời thường: đó là cuộc sống nhiều biến động của gia đình An, cuộc sống của những con người của quá khứ (cha mẹ Hai Nhiều) cho đến những việc trong cung cấm của nhà Nguyễn Ánh, nhà Lê, sự xa hoa chơi bời của phủ chúa. Những sự kiện xảy ra đối với ta, với kẻ địch “Tinh thần quan quân sa sút đến nỗi chỉ cần một tin đồn là cả dinh xao xác dợm chạy về Hội An để kiếm đường tháo thân. Triều Đình Phú Xuân cuống cuồng cả lên. Nội bộ lụ đục đỗ lỗu cho nhau, kẻ hèn nhát thì láo liên tìm đường trốn trách nhiệm. bọn thất phu rụt cổ như gà gặp cáo…”, không chỉ trần thuật lại những yếu tố bên ngoài như hình dáng, lời nói, hành động mà cả đi sâu vào những đau khổ, trăn trở ray rứt bên trong tâm hồn suy nghĩ của từng nhân vật, thậm chí xông thẳng vào đến chốn buồng riêng của đôi vợ chồng mới cưới An và Lợi, tiến sâu vào tận khuê phòng nơi cung cấm của Huệ và Ngọc Hân để lột tả những bẽn lẽn, hồi hộp lo sợ; những âu yếm, ái ân của họ.

Ngôi kể thứ 3 đem đến cho người kể những khả năng kì diệu, có thể biến hóa theo thời gian, không gian, có thể đeo đuổi run rủi theo tâm trạng của từng nhân vật, có thể từ hiện tại nhớ về quá khứ, và cả suy nghĩ đến những tương lai và đôi khi người kể chen lời bình vào cả câu chuyện đang xảy ra “Chính đó là tâm trạng vua Thái Đức sau khi xưng đế năm mậu thân(1778), vào thời gian phái bộ chapman đến Qui Nhơn”, “Chiến công lừng lẫy đó lần đầu tiên làm chấn động trong Nam ngoài Bắc, xác nhận tài năng của một viên tướng Tây Sơn trẻ tuổi vừa mới 23. Những viên tướng Tây Sơn từng vào sinh ra tử ở mặt trận phía Bắc như tập đình, Lý Tài, Nguyễn Thung, Phong Hãn chỉ còn là những bóng mờ. Ngôi sao Nguyễn huệ bắt đầu chói sáng suốt chiều dài lịch sử từ năm Ất Mùi cho đến lúc Huệ lìa đời”[22,675]

Nếu xem xét về hình thức kể thì truyện được kể theo ngôi thứ ba, trong đó nhân vật kể ở bên ngoài câu chuyện. Đây là phương thức kể phổ biến trong tác phẩm tự sự. Ở lối kể này, câu chuyện thường được kể với “người kể chuyện như đứng kín đáo ở một chỗ nào đấy, chứng kiến hết mọi sự việc xảy ra nhưng không tự mình trực tiếp tham gia vào các diễn biến”. Câu chuyện vì thế được kể lại một cách khách quan “người kể chuyện nói về các sự kiện với một sự yên tĩnh điềm đạm, anh ta vốn có một cái tài “biết hết” và hình tượng anh ta là hình tượng của một sinh thể sống trên thế giới mang lại cho tác phẩm một màu sắc khách quan tối đa”.Tuy nhiên ở tiểu thuyết này, tác giả đã thể hiện một sự sáng tạo riêng, độc đáo trong cách kể. Tuy người kể vẫn ẩn sau ngôi thứ ba giấu mình để nhân vật hiện ra như một đối tượng được thuật kể nhưng có thể thấy toàn bộ câu chuyện được tái hiện thông qua cái nhìn, ý thức của nhân vật. Tác giả đã khéo léo trao cho nhân vật nhiệm vụ kể chuyện.

Do đặc điểm của lối kể trên nên việc tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả cũng có những điểm riêng, độc đáo. Câu chuyện chủ yếu được kể lại theo điểm nhìn của nhân vật, mang ý thức, giọng điệu của nhân vật. Cho nên, lời nói nửa trực tiếp, tức lời gián tiếp nhưng đã mang ý thức và giọng điệu nhân vật, được khai thác tối đa. Truyện cũng đan xen với ngôn ngữ và điểm nhìn của người trần thuật. Đó là những lúc cần dẫn dắt câu chuyện để đi vào dòng ý thức của nhân vật, lúc này tác giả sử dụng lời gián tiếp để tái hiện sự việc xảy ra phía bên ngoài nhân vật với điểm nhìn khách quan của người trần thuật tạo nên khoảng cách giữa người kể và nhân vật. Nhưng ngay sau đó tác giả lại trao ngòi bút cho nhân vật để nhân vật tự kể lại câu chuyện theo điểm nhìn và ý thức của mình. Điểm nhìn do vậy có sự di chuyển từ bên ngoài vào bên trong, từ người trần thuật sang nhân vật. Dường như không còn có sự tách bạch rõ ràng giữa lời gián tiếp và trực tiếp. Lúc này người kể như thâm nhập sâu vào ý thức của nhân vật. Có thể mượn một đoạn văn sau để làm dẫn chứng: “Lãng cho ngựa bước chậm theo họ. thân ngựa trắng nhô đều đặn nhẹ

nhàng như ru ngủ tâm hồn anh. Lãng lim dim mắt mỉm cười. Lúc ngựa phóng qua một chỗ lội hẹp, suýt chút nữa Lãng ngã xuống đường. Rồi đột nhiên anh thấy nỗi vui mong manh vô nghĩa. Chẳng lẽ mãi mãi thế này sao? Nhìn trộm được một bóng áo trắng. Trời hỡi! Ba mươi tư tuổi đầu mà vận bông lông, phù phiếm như một đứa trẻ ham chơi!Lòng ta có gì thất thường chăng? “Tam thập nhi lập” ta đã lập được gì? Lãng cảm thấy khổ sở y như lúc lấy ngựa ra đi!”[22]

Tuy nhiên, ngôi kể toàn tri không phải là ngôi kể độc tôn duy nhất trong tác phẩm. Nhà văn thường xuyên sử dụng những kỹ thuật di chuyển điểm nhìn, đặt câu chuyện dưới góc nhìn của bản thân các nhân vật. Điểm nhìn nội cảm, đặt vào nhân vật như trên, cho phép người đọc đi sâu khám phá thế giới tâm hồn, những diễn biến phức tạp trong chiều sâu tâm lý, tiềm thức. Ở đây có sự kết hợp nhiều gương mặt của người kể chuyện, có khi người kể chuyện trong vai trò là người thứ ba biết tuốt (kể theo điểm nhìn chính mình), có khi người kể chuyện hóa thân vào nhân vật (kể theo điểm nhìn nhân vật) tạo nên sự di động điểm nhìn và luân phiên trần thuật. Nhờ thế câu chuyện được kể khách quan, thật hơn và đưa lại cảm giác người đọc đang chứng kiến chứ không phải nghe kể, điều này tạo được hiệu ứng tham gia ở người đọc.

Với sự di động điểm nhìn trần thuật, từ người kể chuyện toàn năng đến người kể chuyện là nhân vật, trọng tâm là tiêu điểm bên trong, tác giả đã đi sâu khám phá ở tầng sâu nhất bản thể con người, con người thực đằng sau con người lịch sử: những trăn trở những băn khoăn, cả những đau đớn hoài nghi thậm chí cô đơn bi kịch.

Tâm trạng Nguyễn Huệ trước lúc quyết định đánh Nguyễn Nhạc “Chưa bao giờ Nguyễn Huệ cảm thấy cô đơn như vậy! Ông thức trắng nhiều đêm. Một mình không thể nói chuyện u uẩn với ai... Những người thân thiết với ông đều hiểu ông đang lâm vào cảnh huống khó xử, tiến thoái lưỡng nan. Quyết định của ông sẽ làm đảo lộn tất cả cục diện lịch sử, làm náo động dư luận. Nhiều người thân thuộc sẽ trở thành tử thù... Miệng thế mặc sức mà đàm

tiếu cười cợt. Cái chén thuốc đắng đó chính ông phải uống. Không thể sợ hãi, không thể nhắm mắt chạy trốn để đổ vấy cho ai khác. Dù tự tin bao nhiêu đi nữa, ở vào giờ phút quyết định này, tay ông vẫn run rẩy. Gánh nặng của trách nhiệm khiến ông ngột thở, và chua chát”[22,114].

Nhờ vậy sự kiện và con người lịch sử được rọi chiếu nhiều mặt hơn, cách nhìn nhận và đánh giá đa chiều, phức tạp hơn, mở ra những hướng tiếp cận lịch sử mới.

Đặc biệt chính sự dịch chuyển điểm nhìn này tạo nên hệ quả đa giọng điệu trần thuật, một điểm lí thú đặc biệt của tác phẩm.

2.2.2. Người kể chuyện thuộc dạng đa thức

Kể chuyện từ một nhân vật tôi, có trường hợp vẫn là chuyện kể một điểm nhìn. Điểm nhìn bên trong của tôi có lúc hạn chế bởi tôi không phải là người kể chuyện toàn tri, “biết tuốt” mọi chuyện. Vì vậy, có trường hợp tác giả tổ chức nhiều cái tôi để kể chuyện. Đấy là trường hợp người kể chuyện thuộc dạng đa thức - có nhiều vai ở ngôi thứ nhất kể cùng một sự việc từ những điểm nhìn khác nhau. Sự xuất hiện nhiều cái tôi cùng kể chuyện từ nhiều điểm nhìn khác nhau khiến tiểu thuyết trở thành một văn bản đa thanh. “An thở dài chán nản:

- Cũng chẳng được tích sự gì. Mới đầu vào cung, thấy Công chúa mừng rỡ đón tiếp, em đã mừng. Hình như Công chúa đang chờ em lắm. Nhưng vừa ngồi xuống, Công chúa gục đầu vào lòng tràng kỷ thút thít khóc. Công chúa khổ tâm quá, không biết thố lộ cho ai mối khổ tâm nên gặp được em như bắt được vàng. Công chúa cứ cầm tay em, ray rứt hỏi: "Có đúng thế không? Có đúng như lời thiên hạ đồn đãi là tướng công đã ra lệnh đục thuyền dìm chết hoàng thân Lê Duy Án? Ai nỡ làm vậy! Nhất định những kẻ ghen tị, thù hận tướng công đặt điều nói xấu mà thôi, phải thế không? Sao họ lại có thể dối trá như vậy được? Đem điều ác gán cho người ta, họ không thẹn với lương tri hay sao? Tướng công làm việc gì cũng quang minh chính đại, muốn giết thì giết, việc gì phải hại ngầm. Mà tại sao người ta lại thù hận, ghen tị được với

một người như tướng công? Họ phao truyền toàn những lời độc địa. Họ còn bảo đáng lẽ tướng công đích thân cầm quân ra bắc diệt tuyệt họ Lê nhưng sợ sĩ phu Bắc Hà, nên mới sai đến tiết chế Nhậm. Nhậm là phò mã của hoàng đế, nên nhân cơ hội làm quá đi để bêu riếu tướng công trước dân Bắc Hà. Tôi nghe mà sững sờ. Muốn bịt tai lại để khỏi biết những điều độc ác, nhưng tò mò nên cố dằn lòng để nghe cho biết. Sao thiên hạ đặt điều lắm chuyện thế hở chị? Họ nói dối, phải không chị? Chị trả lời cho tôi biết đi. Chị quen biết tướng công từ thời khởi nghiệp, chị có hiểu tướng công đã làm gì mất lòng người ta để họ vu oan giá họa như vậy?" Đấy, từ đầu chí cuối Công chúa vừa khóc vừa hỏi, không cho em có thì giờ trả lời nữa. Em muốn nói chuyện mình, mà không thể mở miệng được.”[22]

Thành công ở nghệ thuật trần thuật luân phiên điểm nhìn với nhiều người kể chuyện và “sự chiếu sáng các nhân vật” (Kundera). Song song với hai tuyến cốt truyện là hai người kể chuyện xưng tôi. Truyện lồng truyện làm cho nội dung câu chuyện kịch tính hơn bớt vẻ đơn điệu vụn vặt.

2.3. Nhân vâ ̣t trong tiểu thuyết Sông côn mùa lũ

2.3.1. Nhân vật mang khát vọng lịch sử

Nguyễn Nhạc là người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Tây Sơn ngay trong thời loạn lạc nhiễu nhương. Song qua ghi chép của sử sách “Người ta vẫn thường xem Nguyễn Nhạc như một người gian hùng nhiều hơn anh hùng”[22,570]. Theo Nguyễn Mộng Giác đây là một điều bất công với Nguyễn Nhạc.

Viết về Nguyễn Nhạc nhà văn dành không ít tình cảm cho nhân vật. Nhạc xuất hiện trong văn bản qua cái nhìn ấn tượng ban đầu của giáo hiến “một người đàn ông trạc khoảng trên 30, thân hình ốm, da mặt hơi tái. Ông giáo chú ý ngay đến đôi mắt của người lạ. Dưới cặp lông mày thưa, đôi mắt xếch quá mức bình thường khiến ánh nhìn đầy vẻ nghi kỵ, giễu cợt và khinh bạc”[20,117] khiến ông giáo phải ngỡ ngàng. Nhạc hiện ra là một người có tầm nhìn thấu đáo, trong quá trình chuẩn bị cho cuộc dấy nghĩa ông nhận ra

điều cần thiết của chữ nghĩa chính vì vậy ông quyết định gửi Lữ và Huệ xuống An Thái học với thầy giáo Hiến. Cái cần thiết hơn là ông cần sự giúp đỡ của một vị chữ nghĩa, nắm bắt rõ thời cuộc “Thầy học rộng biết nhiều, am hiểu việc đời hơn chúng tôi, thầy đã từng ở kinh đô, quen biết giới chữ nghĩa nên thông suốt luật lệ. Xin thầy giúp cho một lời khuyên. Chúng nó khinh tôi ít chữ nên dùng chữ để hại tôi. Tôi phải làm gì đây?”[20,118]. Nhạc đã nuôi nấng chí hướng mình từ những ngày còn là một biện lại, môn buôn nguồn, khát khao làm nên việc lớn từ trại Tây Sơn Thượng.. Trong vai trò người lãnh đạo sự quyết đoán mạnh mẽ dứt khoát là điều cần thiết cho việc thiết lập trật tự trong trại “Tôi lặn lộn vào đời nhiều tôi biết. trăm người là trăm tính, không phải ai cũng sẵn sàng nghe lẽ phải. Có người không ưa nhẹ, có người thà chết chứ không chịu để cho người khác nói nặng lời. Cậu năm chú ý cách đối phó với hạng người không chịu lẽ phải. Thầy giáo thì chú ý đến cách thuyết phục những kẻ biết điều. Nhưng thưa thầy kẻ biết điều ít lắm. Như cái thằng suýt chết chém chúng ta cứu về chiều nay. Không dằn được cơn tức giận tôi đã quăng xác nó ra cửa sổ cho cọp nhai rồi”, có chính kiến để bảo vệ lẽ phải của mình “Tiếng của ông biện trở nên sang sảng đanh thép: “Nhưng sau đó không thể cứu được nhiều mạng người. Nếu không sòng phẳng với người thượng, điều gì sẽ xảy ra?Tôi giao dịch mua bán nhiều năm với họ, tôi hiểu rõ lắm…. Thầy có tưởng tượng ra những điều đau lòng đó không? Bao giờ cuộc chém giết mới chấm dứt?”.[20]

Nguyễn Mộng Giác giữ lại hình ảnh quen thuộc của các nhân vật lịch sử trong tâm thức người Việt. Chẳng hạn, Nguyễn Nhạc là một người có tài năng quyền biến, có chí khí cao, nhẫn nại lớn. Hình ảnh Nguyễn Nhạc tự chui vào cũi để đánh lừa Nguyễn Khắc Tuyên từng lưu truyền trong dân gian vẫn được ông đưa vào nhưng đó chỉ là “đòn phép chính trị” để làm tăng thêm uy tín và thanh thế cho mình.

Ông hoàn toàn xuất sắc vai trò người lãnh đạo một cuộc khởi loạn: ông dùng bọn trộm cướp vô lại mà không để chúng cuốn theo để trở thành một tên

cướp lớn, ông dùng những trí thức nho sỹ nặng óc sách vở mà không bị họ loè bằng chữ nghĩa, ông đi dây tài tình giữa các thế lực để giữ quyền bính, Trịnh phía Bắc, Nguyễn phía Nam”

Điều dễ nhận thấy công lao của Nguyễn Nhạc đối với phong trào Tây Sơn đó là tinh thần phản kháng chống lại thế lực các tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn.

Có thể nói phong trào Tây Sơn chính là xuất phát từ thái độ chống cường quyền, bất công và khát vọng mang lại hạnh phúc cho dân nghèo của Nguyễn Nhạc. Trong Sông Côn mùa lũ nhiều lần Nguyễn Nhạc đã bày tỏ chính kiến của mình:“ Chúng tôi cùng nhau khởi nghĩa để dẹp mọi bất công, đem lại no ấm cho dân nghèo”. Khát khao của Nguyễn Nhạc, theo nhà văn, là đáng trân trọng. Suốt năm chương ở phần Tây Sơn Thượng và một số chương ở phần Hồi hương tác giả viết về quá trình khởi nghiệp của anh em nhà Tây Sơn mà ở thời kì này linh hồn và trụ cột của phong trào chính là Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc là trung tâm tập hợp các lực lượng từ bọn “đầu trộm đuôi cướp”, “du thủ du thực” đến bọn vong mạng quốc tế như Lí Tài, Tập Đình rồi bọn con buôn như Huyền Khê, Nguyễn Thung và rất đông bọn cùng đinh “tứ cố vô thân”...thành một lực lượng có cùng một mục tiêu là chống lại quan quân triều đình. Cái tài của Nguyễn Nhạc là quản được một đội quân ô hợp ấy cùng đoàn kết và phục vụ dưới trướng của mình. Rồi nữa, Nguyễn Nhạc với

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w