Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 102 - 108)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Ngôn ngữ độc thoại

Độc thoại chiết tự có nghĩa là “Nói một mình”; trong ngôn ngữ học, độc thoại còn được gọi là đơn thoại. Đó là hình thức giao tiếp trong đó chỉ có một bên nói còn một bên tiếp nhận. Không có phản ứng của một người thứ hai và không bị tác động và chi phối bởi các nhân tố ngôn cảnh của một cuộc thoại.Thoại trường ở đây không có các vai cùng tham gia với tư cách các tham thoại.

Theo Đỗ Hữu Châu độc thoại là một quá trình giao tiếp ở đó “người nhận bị trừu tượng hoá, xem như không có mặt nhưng không có ảnh hưởng gì tới việc nói và viết cả” và “nó xuất phát từ nguyên lý câu chỉ có một chiều: Người nói (viết)- câu”.

Theo Lại Nguyên Ân: Độc thoại là phát ngôn dài dòng, rườm rà, không dự tính .Nhà lí luận văn học Nga G.N Pôpêlốp cũng viết: “Lời độc thoại là lời không nhằm hướng tới người khác và tác động qua lại giữa người và người” [3; 224].

Như vậy có thể nói đặc thù của độc thoại là hình thức giao tiếp một chiều: Chủ đề, bố cục, diễn biến theo mạch nội dung hoàn toàn có thể tuân theo một lôgic định trước của người nói (viết). Độc thoại có cũng có nhiều kiểu loại, hình thức khác nhau. Chúng ta thường gặp 1 loại độc thoại đặc biệt rất phổ biến trong văn bản nghệ thuật (các tác phẩm văn học) đó là độc thoại nội tâm. Lời độc thoại nội tâm là lời xuất phát từ tâm sự của chính nhân vật tự sự và rất tự nhiên, không gò bó.

Vì thế mà ngôn ngữ độc thoại nội tâm có hình thức khá đa dạng, phong phú.Vậy độc thoại nội tâm thường dùng trong hoàn cảnh nào? Với mục đích gì? có những kiểu dạng và cấu trúc như thế nào? đó cũng là những nội dung chính mà khoá muốn làm rõ trước khi tiến hành khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Độc thoại nội tâm (tiếng Pháp: Monlogue int'erieur; tiếng Anh: Interion monologue; tiếng Nga (đã chuyển ngữ sang la tinh): Vnoutrenni monolog). Lịch sử khái niệm này bắt đầu từ kịch cổ đại, độc thoại nội tâm đã xuất hiện như một hiện tượng đặc biệt trong kịch Sếchxpia. Trong văn tự sự cận đại, độc thoại nội tâm vẫn còn mang tính chất sân khấu, giống như một sự tự bộc lộ, “chân thành”, “khách quan”. Nhưng sang đến sáng tác của L.Tônxtôi thì độc thoại nội tâm được truyền đạt gần như không có sự can thiệp của tác giả, phản ánh được cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật. Đến thế kỷ XX, độc thoại nội tâm có xu hướng xuất hiện dưới dạng dòng ý thức (đây là một biểu hiện cực đoan của độc thoại nội tâm).

Độc thoại nội tâm là một loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn bản nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn) là phương thức để truyền đạt tư tưởng, tình cảm nên các nhà văn thường sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật, nhằm thể hiện chân thực, sống động, nhân cách con người, với những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm thường thấy trong xã hội loài người. Khi sử dụng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử dụng một ngôn ngữ riêng, bỏ qua người đối thoại trực tiếp để đào sâu tính cách, tâm hồn của nhân vật. Có thể coi đó là hành vi “mượn lời” (mượn lời nhân vật) để thể hiện ý đồ của tác giả; điều này làm hoạt động ý thức của nhân vật sinh động hơn, nhân vật được khai thác sâu hơn, chân thực và sống động hơn.

Lời nội tâm là một dạng đặc biệt của lời trực tiếp. Thực chất nó không phải là lời giao tiếp, mặc dầu nhân vật có thể hướng đến ai đó hoặc là lời được cấu tạo theo cách của lời tự nhiên. Lời nội tâm (độc thoại nội tâm) thường được chỉ ra bằng các từ “tự nhủ”, “thầm nghĩ” và không phải bao giờ cũng

rành rọt mà thường rối ren, lộn xộn, chắp nối. Đó chính là hình thức tái hiện tính tự phát của dòng ý thức và cảm xúc. Độc thoại nội tâm thường là những suy nghĩ, toan tính, tâm tư về cách sống, về gia đình, bạn bè, và bản thân của nhân vật mà chỉ một mình nhân vật biết, không được thể hiện bằng âm thanh. Nhưng khi thể hiện dưới dạng viết nó mang đậm tính khẩu ngữ tự nhiên. (Có sự sắp xếp để đạt mục đích riêng của nhà văn).Vì thế các phát ngôn trong các đoạn độc thoại nội tâm là rất phong phú. Có thể là đoản ngữ, câu đơn, câu phức Phản ánh tâm lí, phương ngữ, phong tục, văn hoá từng vùng.

Thông thường trong văn bản nghệ thuật, các đoạn độc thoại nội tâm được phát hiện thông qua các hình thức khác nhau của các phát ngôn đứng trước nó như:

Dạng phát ngôn kể, phát ngôn lập luận: (X) “tự hỏi rằng”, “nghĩ rằng”, “cho rằng như thế là”, “có sao không nhỉ?”… Dạng cảm thán : “chao ơi! mình mà, “ khốn thay” “ mình lại”. Hoặc dưới dạng hồi ức : “Hồi đó”, “nhớ lại hồi xưa” v v .

Nguyễn Mộng Giác không chỉ thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại mà còn có đóng góp lớn trong ngôn ngữ độc thoại. Có thể nói tính cách Nguyễn Huệ và một số nhân vật khác hiện lên đầy đặn hơn nhờ những đoạn độc thoại. Ngôn ngữ độc thoại giúp người đọc hiểu rõ hơn bản chất cũng như chiều sâu nội tâm của nhân vật. Nguyễn Huệ là một nhân vật được nhà văn sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại. Trước những biến cố lớn trong chính sự, trước những cảm xúc, cung bậc của tình yêu: trong lần đầu tiếp xúc với An “Hóa ra mo ̣i sự vốn đơn giản như vâ ̣y. Không có gì ghê gớm đến nỗi phải e nga ̣i.” Trong tâm tra ̣ng bâng khuâng ấy Huê ̣ la ̣i đối diê ̣n với Lữ và suy nghĩ “anh ấy sống hiu qua ̣nh lă ̣ng lẽ quá chắc chưa bao giờ rắc rối như mình. Anh ấy cũng không nhâ ̣n ra đô ̣t nhiên mình hớn hở đâu.”[20]hay lúc chia tay An về Tây Sơn thươ ̣ng mong muốn đươ ̣c nắm đôi bàn tay nhỏ bé ấm áp mô ̣t lần nhưng bi ̣ câu nói “đừng anh Huê ̣” trong Huê ̣ dâng lên sự hu ̣t hẫng anh nghĩ “ Mình thâ ̣t quấy. Cô ấy như đứa trẻ thơ tinh nghi ̣ch, coi mình như mô ̣t người

anh trong gia đình. May mà không có ai trông thấy”. Những tình cảm ru ̣t rè nhút nhát cứ mãi lớn dần theo thời gian”. Nhìn bàn thờ me ̣ Lợi trong nhà An mô ̣t nỗi lo lắng xuất hiê ̣n trong lòng “Sự thực chua chát đáng sợ đã xảy ra ở đây rồi. Điều ta lo âu không thể tránh khổi được. Những lời đồn đãi không phải là vô căn cứ. Ta ̣i sao điều mo ̣i người đều thấy, đều đoán trước mà ta không thấy? Cái gì che mắt ta? Cái gì lừa dối ta? Cái gì? Niềm hy vo ̣ng vu vơ lãnh đãng, bám víu vào mô ̣t ánh mắt, mô ̣t câu nói, mô ̣t cái đầu the ̣n thùng, mô ̣t vẻ bối rối mô ̣t cách nói ửng lơ? Tất cả chỉ là những lầm lẫn hay già trá, đáng thương hy đáng ghét…”[20]. Huê ̣ yêu bao nhiêu thì khi hay tin An lấy Lơ ̣i càng đau khổ bấy nhiêu, Huê ̣ trăn trở thao thức với bao đau khổ. Nhờ những đoạn độc thoại ấy người đọc nhận thấy một Nguyễn Huệ kiệt xuất trên chiến trường, trong chính trường nhưng tinh tế gần gũi, giản dị trong đời thường. Những nhân vật hư cấu như An, Lãng cũng được nhà văn xây dựng thông qua nhiều độc thoại làm bộc lộ sắc nét cá tính từng nhân vật làm cho nhân vật không hề đơn giản một chiều. Nhân vật An vừa thực tiễn vừa lãng mạn, qua độc thoại người đọc nhận thấy ước mơ bình dị trong cuộc sống mà nhân vật cũng không có được. Tình yêu của An với Huê ̣ là tình yêu trong sáng vô tư không tính toán. Nó có những cung bâ ̣c nhớ nhung giâ ̣n hờn vô cớ “An không thấy Huê ̣ đến thăm. Cô sươ ̣ng sùng với chính mình, nhất là những lúc nghĩ đến đô ̣ng cơ thầm kín từng thúc đẩy mình về phía An Thái, bất chấp lời hơn thiê ̣t của cha. An đâm ra cau có với Lãng, mô ̣t cái cớ nhỏ cũng đủ cho hai chi ̣ em hờn dỗi” An chợt nhâ ̣n ra sự vô lý của chính bản thân mình “Cô bồi hồi tự hỏi: ai hành ha ̣ ta? Ai? Chỉ có mình tự hành ha ̣ mình thôi”[20,439]. Những rung cảm những nhớ nhung day dứt trong tâm hồn “An muốn ngô ̣p thở vì sự can đảm phi thường của chính mình, diê ̣n đối diê ̣n với cái sự thực nồng nàn nhưng hứa he ̣n bao nhiêu khốn khổ xao đô ̣ng này” Đôi khi An tư cảm thấy ha ̣nh phúc với những suy nghĩ đó “Nhất đi ̣nh ta ̣i anh ấy, mình nhớ rõ sau khi anh ấy ra về, lòng ta bùi ngùi như vừa có điều gì ê chề thất vo ̣ng. Ta không nhâ ̣n đươ ̣c những gì ta mong chờ, ta chờ gì nào? Làm sao ta quên

đươ ̣c buổi sáng hôm ấy, buổi sáng có gió rừng báo bão anh ấy đến thăm hai chi ̣ em trước khi về xuôi[…] Ta liều lĩnh về đây để cùng anh ấy ôn la ̣i những kỉ niê ̣m, chỉ cho anh ấy đây là chỗ anh ngồi nghe cha giảng sách, đây là chỗ anh đã bắt gă ̣p em ngồi thổi lửa nấu cháo cho Lãng, đây là chỗ em nga ̣i ngùng bảo “Đừng anh Huê ̣ a ̣”, đây là chỗ chúng mình đứng cãi nhau ỏm tỏi để tìm cho ra thủ pha ̣m thay thế cây ga ̣o. Đây là chỗ…Đây là chỗ…Đã dứng với nhau ngay trên cái nền của bao kỉ niê ̣m yêu dấu, đã liều lĩnh bất chấp mo ̣i ngăn cản để có cái di ̣p nghìn năm mô ̣t thưở chiều nay. Thế mà anh ấy đã làm gì nào? Đã nói gì nào? Chỉ toàn những chuyê ̣n tầm phào, viễn vông.”[20,445] Điều An mong muốn là như hanh phúc giản di ̣ bình thường “ Phải, ta chỉ muốn đươ ̣c sống tầm thường. Nuốn được anh ấy ngắm nhìn như mô ̣t người con gái tầm thường, biết hờn dỗi, ganh ghét, thích chiều chuô ̣ng, ưa hào nhoáng, tham của cải và danh vo ̣ng. Thích được nhìn ngắm mô ̣t cách sỗ sàng, thích được ôm ấp, mơn trớn, vuốt ve”[20,447] càng nghĩ An càng đau khổ, dường như tình cảm của An và Huê ̣ đều diễn ra trong suy nghĩ trong tâm thức của An, nhà văn đã để cho An luôn sống với những dằn vă ̣t “An hồi hô ̣p nhớ đến chiếc vương miê ̣ng chính An đã thêu cho Nguyễn Huê ̣, nhớ đến những gio ̣t nước mắt nuối tiếc nhỏ lên tấm áo cổn”[22,392]. Ngay cả những ngày trôi da ̣t nới bến Ván thì trong An vẫn khắc khoải “bồi hồi nhắc thầm hai tiếng An Thái, nhưng thấy lòng quă ̣n đau khi nhớ đến bến Ván”[22,467] vì những khắc nghiê ̣t thực ta ̣i của cuô ̣c đời. Những thứ đã từng chứng kiến quãng đời hoa niên đe ̣p đẽ của An vẫn cứ tồn ta ̣i nó như sợi dây trói buô ̣c bao điều u uất không nói thành lời.

Với nhân vâ ̣t Lãng qua độc thoại người đọc nhận thấy một tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn yếu đuối cả đời đi tìm sự thật, tôn sùng sự thật nhưng không có đất dung thân trong cảnh chiến tranh loạn lạc. “Những niềm vui mong manh vô nghĩa. Chẳng lẽ mãi mãi thế này sao? Nhìn trôm được mô ̣t bóng áo trắng. Trời hỡi! Ba mươi tuổi đầu mà vẫn bông lung, phù phiếm như mô ̣t đứa trẻ ham chơi! Lòng ta có thất thường chăng? “Tam thâ ̣p nhi lâ ̣p” ta đã lâ ̣p

đươ ̣c gì?” [22, 303]Lãng theo đuổi bóng hình của Cúc trong im lă ̣ng, anh tự trách mình “Ta ̣i sao ta không dám đến nói chuyê ̣n với Cúc thử mô ̣t lần? Ta sợ gì?” Rồi khi nghe An nói về căn bê ̣nh của cô con gái Trần Văn Kỷ, Lãng chết lă ̣ng cả người vì điều bất ngờ đó và tự hỏi “Thế là thế nào? Ta thực sự yêu người, hay chỉ yêu mô ̣t hình bóng? Ta mơ ước đoàn tu ̣, hay ta yếu đuối đến nỗi sơ ̣ cha ̣m trán với thực tế quay sang thờ phượng cách trở? Ta có bình thướng như mo ̣i người hay không?”Cũng như An cả đời Lãng đeo đuổi những suy nghĩ, suy nghĩ về viê ̣c mình làm, viê ̣c mình chứng kiến. Lãng cũng bi ̣ xã hô ̣i đào thải vì sự trung thực của chính mình, hơn ai hết Lãng nhâ ̣n rõ điều đó “Anh ý thức rõ ràng mình đã bi ̣ đào thải. Anh bi ̣ loa ̣i bỏ mô ̣t cách lă ̣ng lẽ không chính thức như trước đây anh được nhà vua tin câ ̣y thương mến. Bây giờ người ta xa lánh anh vì biết anh thất sủng”[22,496].

Rồi cả giáo Hiến cũng sống trong những ngày tự đối mă ̣t với lòng mình. Ngay từ những ngày đầu da ̣y Huê ̣, ông đã bắt gă ̣p ở câ ̣u ho ̣c trò có những khí phách của môt người làm viê ̣c lớn. Ông hy vo ̣ng nhiều ở Huê ̣. Chính vì thế ông luôn muốn đem những trăn trở của mình truyền la ̣i hết cho câ ̣u ho ̣c trò ấy. Nhưng ông cũng không ít lần trăn trở “ Ông tự hỏi: vì sao ta giao cho câ ̣u bé chén đắng này?ỗi hâ ̣ncha61t chứa trong lòng ông thái sử trở thành máu lê ̣ đẫm trang giấy, đến lứa tuổi ta chắc gì đẫ hiểu hết.[…] thế mà ông giáo la ̣i giao cho mô ̣t câ ̣u bé 15 tuổi. [20,138] Sau khi được được lên Tây Sơn thươ ̣ng ông giao trở thành cố vấn cho Nguyễn Nha ̣c, niềm vui, lòng tự hào chưa được bao lâu thì ông mơ hồ nhâ ̣n ra sự chênh vênh về vi ̣ trí đứng của mình sau cuô ̣c giao trả tên tù cho người thượng “Chỗ đứng của ta ở đâu? Ở dưới trướng bo ̣n Trương Tần cối mà ta chán ghét khinh bỉ ư? Có con đường nào khác không?” Với tư tưởng phò hoàng tôn Dương, và sự chính thống dần dần ông giáo bi ̣ loa ̣i bỏ khỏi thời cuô ̣c vì những mâu thuẫn tư tưởng với Nha ̣c, nỗi buồn chán, sự thất vo ̣ng dâng cao khi ông diê ̣n kiến hoàng tôn Dương. Ông giáo“thấy trong nhâ ̣n đi ̣nh của Nha ̣c, số phâ ̣n của ông cô ̣t chă ̣t với số phâ ̣n của Đông cung. Nhưng rồi đây cuô ̣c đời của dông cung sẽ đi về đâu?

đông cung có vượt lên khỏi được cơn bão đang và sắp làm rung chuyển cả đất nước này không?” Để rồi những hồ nghi đó trở thành sự thâ ̣t, nó trở thành bi ki ̣ch cho đến tâ ̣n cuối cuô ̣c đời ông.

Nhờ độc thoại, nhân vật chính trong tác phẩm trở nên có chiều sâu nội tâm, tư tưởng chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc hơn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 102 - 108)