Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 98 - 102)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ đối thoa ̣i là ngôn ngữ giao tiếp giữa hai hay nhiều người với nhau. Trong hình thức ngôn ngữ đối thoại thì những người tham gia thường thay nhau đặt câu hỏi và trả lời. Ngôn ngữ đối thoại thường có hai thể: thể trực tiếp và thể gián tiếp.

Khi bàn về lời thoại nhân vật, M Bakhtin có nhận xét “ Lời nói của con người mang tính đối thoại, tính đối thoại là thuộc tính phổ quát của ngôn từ và tư duy của con người. Nói tức là nói với ai đấy. Ngay khi nói với mình, nó cũng được trả lời. Khi nói với ai đó cái gì, ta cố gắng nói thế nào để vừa diễn đạt được cái ta muốn nói vừa nhận được lời đáp như ta mong đợi. Lời nói của ta, với tất cả các đặc điểm, sắc thái không chỉ phụ thuộc vào điều ta muốn nói mà còn phụ thuộc rất nhiều vào người đối thoại với ta. Đây cũng là thí dụ đơn giản nhất về tính đối thoại của lời nói”[22; 18].

Trong tác phẩm văn học, lời đối thoại và độc thoại có thể thâm nhập vào nhau đặc biệt trong kịch. Lời độc thoại trần thuật có thể bao hàm đối thoại. Trong lý thuyết hội thoại hiện đại, đối thoại được xem là bản chất bao trùm quan trọng nhất của hoạt động lời nói. Do vậy đối thoại cũng được coi là một dạng thể hiện những diễn biến đấu tranh của nội tâm.

Khi viết Sông Côn mùa lũ, trong quá trình xây dựng các nhân vật nhà văn luôn chủ động làm sao để cá tính hóa mỗi nhân vật của mình bởi với số lượng nhân vật khá lớn không khéo hình ảnh các nhân vật sẽ mờ nhạt trong kí ức người đọc, thậm chí trùng lặp không có gì khác biệt so với những mẫu hình nhân vật lấy từ lịch sử.

Cá tính nhân vật hiện lên qua ngôn ngữ. Dựa vào quê quán, nguồn gốc xuất thân, địa vị, tính cách mỗi nhân vật có lời ăn tiếng nói riêng.

Khi xây dựng nhân vật Nguyễn Nhạc một người đã từng đi buôn trầu ở miến núi, có thời gian lại làm biện lại ở Vân Đồn, sự ảnh hưởng hai phong cách: một con buôn nhanh nhẹn dứt khoát và quan biện quyết đoán tự tin ít nhiều ảnh hưởng trong ngôn ngữ của nhân vật. Trong cuộc gặp mặt lần đầu với giáo Hiến, ông biện với cách giới thiệu “Tôi là biện Nhạc, ở Kiên thành. Chắc cậu Lợi có nói với thầy nhiều về tôi. Phần tôi cũng vậy. chưa gặp thầy nhưng tôi đã được biết nhiều về thầy.” đã khiến cho ông giáo ngỡ ngàng “Lại thêm sự bất ngờ về cá tính của ông biện. ông không chờ đợi một cách giới thiệu gãy gọn như vậy. bao nhiêu lần trong đời lúng ta lúng túng khi gặp một người lạ, ông ao ước được có cái phong thái tự nhiên thoải mái ấy. Không có gì phải e dè, rào trước đoán sau. Không phải rụt rè tìm hiểu, chọn chữ lựa lời”. [20,117] Với Nguyễn Nhạc ta cũng gặp những đoạn đối thoại sắc sảo là sự pha trộn ngôn ngữ của một người xuất thân từ dân núi với cái giọng của một viên biện lại Vân Đồn. Qua các đối thoại của Nguyễn Nhạc với các nhân vật khác, ta gặp một Nguyễn Nhạc thông minh, sắc sảo, có phần tự tin, có phần quyết đoán. Trước một quyết định chiến lược quan trọng, Nguyễn Nhạc thể hiện cái táo bạo, liều lĩnh, quyết định nhanh chóng. ông nói: “Thôi đừng lí luận rông dài nữa. Ta cứ làm thử ý thầy giáo xem sao. Ngọn cờ này không xong ta lại giương cái khác. Khó quái gì! Quan hệ là ở chỗ ta thắng hay bại. Phải thế không anh em?”[21, 261]. Hoặc có khi lại hiện lên một Nguyễn Nhạc ăn nói suồng xã, bổ bả của một người xuất thân từ dân núi khi hỏi thầy giáo Hiến về chúa Nguyễn Phúc Dương: “Thầy nói thật nhé. Đừng giấu nhé. Cái tên giả gái đó nó có cu không?”[20, 188]. Hay những lúc tức giận, Nhạc cũng văng tục: “Lão Tiếp lại đầu hàng Tống Phúc Hợp. Quân phản bội! Đồ chó má! Chúng nó toàn là một lũ chuột nhắt lúc yên thì bu đến hũ gạo, lúc có biến thì giáo giác tán loạn, vội quỳ gối đầu hàng địch, không biết đến nhục nhã, liêm sỉ” [21, 466], hoặc là nói về anh em Lễ, Nghĩa “thằng em cũng chẳng may mắn gì hơn. Nó chết nhục như một con chó ghẻ”[21, 473]. Thế nhưng, Cũng có nhiều đối thoại, nhất là những đoạn đối thoại với Nguyễn Huệ, Nhạc

tỏ ra một người sâu sắc, từng trải, ôn hoà, chủ yếu lấy giọng tâm tình khuyên răn như những đoạn đối thoại với Nguyễn Huệ về tình yêu, về việc dở bỏ cổng chào khi đoàn quân Nguyễn Huệ chiến thắng Xiêm La trở về, không cho diễn vở tuồng chàng Lía. Cũng với ngôn ngữ đối thoại, nhà văn đã làm nổi bật được tính tự phụ, gian hùng và chủ nghĩa cơ hội của Nguyễn Hữu Chỉnh. Đối thoại khắc hoạ một Nguyễn Huệ vừa liều lĩnh vừa chín chắn, tinh tế trong đời sống, quyết đoán trong chiến trận. Trong quá trình đánh gia đi ̣nh, sau khi chiến thắng cần lâ ̣p la ̣i trâ ̣t tự cho gia đi ̣nh Huê ̣ đã nói với Lữ “Anh cả đã giao cho hai anh em ta viê ̣c tiêu diê ̣t cho hết đám vua quan nhà Nguyễn đang trốn nấp ta ̣i đây. Công viê ̣c ấy ta mới làm phân nữa, là đánh chiếm thành Gia Đi ̣nh. Phần này dễ. Phần khó còn la ̣i là truy lùng đến tâ ̣n hang ổ chúng. Cái hang ở Tài Phu ̣ có lẽ hiểm hóc khó khăn hơn cái hang bên bờ ra ̣ch chanh. Nhưng em tin chắc dù khó đến đâu ta cũng làm được.

Điều khiến em lo nghĩ là sau khi de ̣p tan bo ̣n vua quan nhà Nguyễn, ta phải làm gì nữa? Chẳng lẽ la ̣i vét hết thóc kho và hàng hóa ở các phố các chợ, chất lên ghe giong buồm tếch về Quy nhơn như năm ngoái? Làm như vâ ̣y thì đơn giản dễ dàng quá.”. Rõ ràng cái liều lĩnh của Huê ̣ rất thâ ̣n tro ̣ng, Huê ̣ nghĩ xa, nghĩ sâu về mo ̣i vấn đề. Ngay viê ̣c giúp Lãng tìm xác Chinh Huê ̣ cũng nghĩ rất thấu đáo, ngoài viê ̣c an ủi Lãng còn nghĩ làm sao giúp Lãng tìm cách nói với thầy để thầy không quá đau khổ vì mất đi Chinh “Vâng, điều quan tro ̣ng là phải lo cho người còn la ̣i. Phâ ̣n Chinh coi hư xong. Phải báo tin cho thầy thế nào để thầy bớt đau khổ.

Và ha ̣ thấp gio ̣ng xuống vừa đủ cho Lãng nghe, Huê ̣ tiếp: -… cũng như để tránh những rắc rối cho gia đình.”

Dường như thông qua lời nói từng tính cách từng tính cách, tình cảm dần hiê ̣n rõ lên trong mỗi nhân vâ ̣t.

Các nhân vật chính trong tác phẩm đều xuất phát từ tầng lớp thường dân áo vải. Nguyễn Nhạc trước khi trở thành vua Thái Đức đã phải xoay sở đủ nghề, từ khai khẩn đất hoang, buôn nguồn đến làm chức đốc thuế để nuôi

em và tạo dựng sự nghiệp. Vua Quang Trung trước đó cũng chỉ là một trí thức bình dân. Bởi vậy, cách nói năng của họ rất tự nhiên, thoải mái, thậm chí suồng sã, không khác gì dân thường. Vua Thái Đức khi nói chuyện với Ngọc Hân – công chúa của nhà Lê, phu nhân của Nguyễn Huệ, đã dùng những từ ngữ rất thân mật như những người trong gia đình thường dân nói với nhau: “Thím cầm chân được chú Tám nhà này là giỏi rồi, là trở thành ân nhân của ta rồi. Chỉ trông cái bộ bẽn lẽn của chú ta cũng biết ngựa hoang đã bị đóng cương rồi đấy!” [22]. Thế nhưng, khi giận dữ, toàn bộ bản chất của một gã buôn nguồn nhiều mánh lới trong Nguyễn Nhạc lại tuôn qua từng lời nói.

Khi giận Nguyễn Huệ đã tự ý kéo quân ra Bắc, ông chửi mắng bằng những lời thậm tệ: “Bầy “ngựa non háu đá” mê đường trường không chịu về chuồng. Các người đoán đúng lắm. Mỗi đứa bịa ra một cớ để ở lì ngoài đó. Toàn là một lũ vong ân bội nghĩa” [22], “Cút đi. Về bảo cái bọn sai tụi mày vào đây là ta đã xé tờ biểu như vậy đó. Quân vô ơn bội nghĩa. Nếu không có ta gầy dựng thì cả lũ bây giờ quá lắm là những tên buôn trầu, những thằng mót củi, làm thuê chứ đâu được ngồi sập vàng ăn mâm bạc ” [22]. Nguyễn Huệ là người điềm tĩnh, quyết đoán, từ khi mới lớn lên đã được học chữ nghĩa nho gia với thầy giáo Hiến. Bởi vậy lời nói của ông bao giờ cũng đĩnh đạc, nghiêm túc. Ngay cả khi nói những lời bông đùa, hóm hỉnh, lời nói của ông cũng không có sắc thái cợt nhã thái quá: “Vì dẹp loạn mà ra, rồi lấy vợ mà về, trẻ con nó cười cho thì sao? Nhưng ta mới chỉ quen gái Nam hà, chưa biết con gái Bắc hà. Nay cũng nên thử xem một chuyến xem có tốt không?” . Khi đứng trước An – người con gái mình yêu, chưa bao giờ Huệ dám nói chuyện tự nhiên với cô. Khác với Huệ, Lợi là người ít học, nhưng bao nhiêu năm theo biện Nhạc đi buôn nguồn khiến Lợi trở thành một kẻ lanh lợi, ranh mãnh “An biết không đối với bo ̣n buôn lái phải cao tay mới được. Tôi dă ̣n đă ̣t mua mô ̣t lần 10 chai. Thằng chả y he ̣n đem đến đủ 10. tôi tìm cách chê để cuối cùng cho ̣n hai chai dầu ngon nhất, còn trả la ̣i hết. Mua dầu phô ̣ng mà không sành, tu ̣i nó pha thêm dầu dừa vào. Thà chi ̣u mua cao mô ̣t chút mà được ăn dầu

nguyên chất”[20]. Lợi biết cách nói chuyện để vừa lòng mọi người. Chính ưu điểm này của anh ta đã khiến An nhiều lúc phải phân vân lựa chọn giữa Huệ và Lợi. Tác phẩm thành công ở mạch truyện thế sự. Nhiều nhân vật không có trong sử sách như An, Lãng, ông giáo Hiến… cũng trở thành những nhân vật chính của truyện. Tiếng nói của những con người đời thường này làm cho câu chuyện càng gần gũi, thân quen với người đọc thế hệ sau.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 98 - 102)