Thời gian nghệ thuật trong Sông Côn Mùa Lũ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 44 - 49)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Thời gian nghệ thuật trong Sông Côn Mùa Lũ

Tìm hiểu thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề mà giới văn học đương đại phải rất công phu nghiên cứu. Vì nó là một phạm trù mỹ học đặc thù và không đồng nhất với thế giới thực tại. Cũng như không gian, thời gian là phương thức tồn tại của thế giới vật chất và thời gian đi vào nghệ thuật cùng với những vấn đề cuộc sống như là một phản ánh tất yếu. Nó cùng với phương pháp sáng tác, phong cách sáng tác làm nên một hiện tượng nghệ thuật trong thế giới nghệ thuật.

Thời gian vốn là cái trừu tượng, con người chỉ cảm thấy mà không nhìn thấy. Trong văn chương nghệ thuật, mọi cái không nhìn thấy vẫn phải được hiện hình một cách cụ thể kể cả thời gian. Bởi vậy, thời gian ở đây là thời gian mang tính quan niệm- thời gian biểu lộ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Tác giả tổ chức thời gian cho mỗi tác phẩm không bao giờ tuân thủ theo nguyên tắc của thời gian vật lý mà tác giả luôn tạo ra những đan xen của những chiều hướng thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai không đồng nhất để từ đó làm nên thời gian của tâm trạng.

Thời gian nghệ thuật dưới góc độ tự sự học luôn gắn với người trần thuật trong cấu trúc văn bản. Trong lúc đó, thi pháp học lại gắn với thế giới nghệ thuật, đặc biệt là nhân vật trong tác phẩm.

Theo quan điểm của Genette phân thời gian của cấu trúc truyện kể thành hai lớp: thời gian trần thuật (Le temps du narrative) và thời gian được trần thuật, hay là thời gian của câu chuyện (Le temps de l’histoire). Genette gọi thời gian đó là sự trung chuyển giữa cốt truyện đến truyện kể, thông qua hành vi trần thuật. Thời gian vì vậy được hiểu là một chuỗi thời gian kép nó có thời gian của cái được kể và thời gian của hành động trần thuật.

Theo Genette thông qua mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật ta có một quãng gọi là độ lệch. Điều đó là do ba phương diện căn bản: trật tự trần thuật, tốc độ thời gian và tần xuất thời gian tạo nên. Ông cho rằng “mật mã bí ẩn của một cấu trúc truyện kể”, đó chính là thời gian trần thuật.

Dưới quan điểm tự sự học, G. Genette đã định nghĩa thời gian như sau: “Thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái được kể lại và thời gian của truyện kể, tức là thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt (temps du signifié et temps du signifiant)”

Đặc điểm của thời gian nghệ thuật là nó luôn mang tính cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh, quan niệm nhân văn, do đó nó mang tính chủ quan. Tính chất chủ quan giúp ta phát hiện được thực tại đối với con người. Nó chính là thời gian của thế giới hình tượng, vì thế, nó là hình tượng thời gian. Trần Đình Sử viết:“Thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật”.[41, 39]

Thời gian trần thuật được tái hiện thông qua việc quy về thời gian sự kiện, thể hiện ít nhiều tính liên tục của nó. Sự xuất hiện tương quan sự kiện với thời gian là một hiện thực về cụ thể hóa và cá biệt hóa.

Như chúng ta đã biết, lịch sử Nhà Tây Sơn kể từ khi dấy nghiệp năm Quí Tỵ 1773 đến lúc thất bại hoàn toàn, năm 1802, với biết bao sự kiện lớn lao là một đề tài hấp dẫn để các nhà văn khai thác. Thế nhưng mỗi một nhà văn khi tìm đến đề tài lịch sử có những mục đích sáng tác, ý đồ nghệ thuật và vận dụng thể loại khác nhau, do đó các nhà văn có thể khai thác toàn bộ hoặc một phần sự nghiệp nhà Tây Sơn.

Với Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết chương hồi ít nhiều vẫn còn mang hơi hướng ghi sử và Tây Sơn bi hùng truyện được xem là trường thiên tiểu thuyết của tác giả Ngô gia văn phái và Lê Đình Danh khai thác gần như toàn bộ sự nghiệp nhà Tây Sơn. Một số tác phẩm khác như truyện Phẩm tiết

sĩ của Quang Trung: Trần Văn Kỷ (Hoài Anh), ...lại khai thác một phần sự nghiệp nhà Tây Sơn, thậm chí có tác phẩm chỉ khai thác một khoảnh khắc khi Quang Trung ra Thăng Long.

Đến với Sông Côn Mùa Lũ, một trường thiên tiểu thuyết có quy mô lớn, Nguyễn Mộng Giác cũng không khai thác toàn bộ sự nghiệp nhà Tây Sơn mà chỉ tái hiện từ lúc anh em Tây Sơn khởi dấy và dừng lại ở sự kiện Quang Trung băng hà. Bởi theo Nguyễn Mộng Giác sau khi Quang Trung băng hà lịch sử đối với ông không còn hấp dẫn nữa. Thời gian mà tác giả dừng lại lâu nhất, kể tỷ mỉ nhất là thời kì khởi nghiệp. Điều này làm cho tác phẩm tăng thêm tính tiểu thuyết giảm tính sử thi. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Khắc Phê băn khoăn: “Phần viết về ông giáo Hiến và giai đoạn anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp quá dài so với những trang dành cho sự nghiệp của Nguyễn Huệ”.

Sự nghiệp Tây Sơn thực sự được khởi dấy từ 1773, nhưng trong tác phẩm tác giả mở đầu bằng mốc thời gian từ 1765. Như vậy với 8 năm 1765- 1773 đó là quá trình người viết dành để viết về gia đình giáo Hiến, một nhân vật có nhiều ảnh hưởng và cũng không ít mâu thuẫn với anh em, phong trào Tây Sơn (12 chương). Phần thứ hai thời điểm ở Tây Sơn thượng đây là quá trình chiêu mộ, tâp hợp lực lượng của phong trào Tây Sơn. Thời điểm này người đầu tàu có thể nói là Nguyễn Nhạc. Dừng lại kể tỷ mỉ về thời kỳ khởi nghiệp, nhà văn muốn thấy được vai trò của Nguyễn Nhạc đối với phong trào Tây Sơn, đồng thời đó cũng là một cách cắt nghĩa, giải mã hàng loạt biến cố sau này trong tác phẩm. Từ thời kỳ khởi nghiệp cho đến lúc Quang Trung băng hà, các sự kiện diễn ra tuần tự, với nhịp độ vừa phải, không có độ nén về thời gian cũng không kéo giãn thời gian. Tác giả chủ yếu sử dụng kiểu thời gian sinh hoạt và thời gian sự kiện tương ứng với hình thức phân tuyến nhân vật thế sự và nhân vật lịch sử. Cách sử dụng thời gian như vậy vừa khắc hoạ được tính cách nhân vật vừa làm nổi bật được những sự kiện thời Tây Sơn. Sau khi Quang Trung mất, tác giả cũng không viết tiếp mười năm còn lại của nhà Tây Sơn mà dừng lại cái chết của vua Quang Trung. Về điều này Nguyễn

Mộng Giác giải thích “ Tôi không chọn điểm kết thúc là năm Gia Long lên ngôi, vì sau khi Quang Trung mất, lịch sử không còn sức hấp dẫn nữa, ít ra là đối với tôi”. Dừng lại ở thời gian lịch sử ấy, nhà văn còn muốn lưu giữ ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh đẹp đẽ của vua Quang Trung trong lòng bạn đọc đồng thời nó cũng phù hợp với mối tình tưởng tượng giữa Huệ và An xuyên suốt tác phẩm.

Không chỉ dừng lại ở đó tác giả còn khai thác cả thời gian tâm lí. Thời gian mà chúng ta cảm nhận từ trong tâm thức chúng ta là thời gian chủ quan, thời gian tâm lý, nó diễn ra nhanh hay chậm tùy theo tâm trạng của mỗi người. Những ngày giờ buồn chán hay sợ hãi hình như kéo dài hàng thế kỷ, còn những năm tháng hạnh phúc hình như trôi qua trong nháy mắt. Đối với người già, thời gian càng trôi qua nhanh chóng. Tuổi càng lớn, thời gian tâm lý càng rút ngắn. Các triết gia ở các thời đại khác nhau đều cảm nhận rõ sự khác biệt đó giữa cái gọi là thời gian khách quan, thời gian của đồng hồ với thời gian tâm lý thời gian mà con người cảm nhận tùy theo trạng thái tâm lý của mình.

Đó là khi An “bắt đầu thấy được mọi sự phức tạp quanh mình”[20,13] trong biến cố của gia đình, của sự hiểu biết mơ hồ về biến cố lịch sử có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của cha. Hay khi nghe Lãng báo mẹ mất “cảm giác đầu tiên của mọi người trong nhà là nhẹ nhõm, như vừa cất đi một gánh nặng” [20,100], cô bé kinh ngạc cho sự điềm tĩnh đến kỳ lạ của mình, nhưng sau đó “sự nhẹ nhõm ban đầu ấy nhường chỗ cho nỗi hoang mang, lơ láo. Mọi người đột ngột bị lạc hướng, mắt còn trông thấy đấy nhưng tâm trí bị quờ quạng”. [20,101] Chính cái tâm trạng đau khổ khi mất mát bao trùm lên tâm hồn mỗi người trong gia đình khi bà giáo mất. Thời gian như ngừng trôi với cả An và ông giáo “nước mắt chảy lặng lẽ trên má, qua bốn mươi lăm nảm thăng trầm lặn lội với bao hệ lụy ở đời” để rồi trong ông giáo, những điều diễn ra trong cuộc sống quá khứ chợt ùa về rõ ràng như mới vừa hôm qua.[20,103]

Một đêm dài đến rạng sáng, khởi điểm của một ngày gắn liền biết bao nhiêu sự kiện, vụ việc, kể cả hồi tưởng chuyện đêm qua. Thời gian hằng ngày đã mang lại cho sự kiện một hình thức vật chất của thực tại đời thường với biết bao nỗi lòng. Ngay sau đêm mẹ mất, “An phải chịu đựng một mình trong âm thầm, cái dậy thì của con gái. Sáng hôm sau…An đã thành một người lớn”[20,107]. Rồi những tâm trạng thao thức trong đêm khi nhớ về Huệ “Nhưng thật lâu, thật lâu, lòng An cứ bập bềnh”, tâm trạng hoang mang hoảng sợ trong đêm tân hôn “đêm đó, đêm tân hôn, hai vợ chồng nằm xoay lưng vào nhau và cùng thai thức chờ gà mau gáy sáng”[20,726], trong lần đầu sinh con nỗi đau đớn rã rời, tình trạng nhập nhằng kéo dài đến khi An nghe đau xé lòng “pha lẫn tê dại ồ ạt đến, bùng vỡ như một xác pháo”, hay khi đi dự tang lễ của Huệ, thời gian kỉ niệm ùa về trong tâm thức “ cây gạo, tập thơ Đỗ Phủ, đêm ngập ngừng bảo nhỏ: “Đừng, anh Huệ ạ”…Chị đặt nhiều câu hỏi mà không cần đáp, càng hỏi càng thấy xót xa[…] vừa thầm hờn dỗi”[20,535]. Tâm trạng theo thời gian mà biến chuyển qua việc miêu tả cảnh vật để diễn đạt thế giới nội tâm con người. Từ sáng sớm, rồi giữa trưa, mặt trời lặn, hoàng hôn, chập tối, nửa đêm… tuần hoàn như thế, thời gian khách quan như được thu ngắn, nhưng lại căng ra bởi những tình cảm luyến ái, những đam mê, thói quen, tật cố của con người. Mô tả rất chi tiết các sự kiện hiện thực, pha một ít gam màu gợi cảm khiến ta trầm tư lặng nghĩ.

Lúc nửa đêm là khởi điểm của thời gian tâm trạng rõ nét nhất “nửa đêm ông giáo giật mình thức dậy.Dĩa dầu đã gần cạn, đầu ngọn bấc đen và dài, đóm lửa loe loét yếu đuối lâu lâu lụn hẳn xuống gần như sắp tắt… Hình như đêm đột ngột lặng lẽ để rình rập ông” [20,42]. Con người như tự đối thoại với những nghiệp nhân, nghiệp quả do bản thân tạo ra trong đời sống bình nhật “Huệ ngồi như vậy thật lâu, mắt nhìn vào cái bấc đèn chăm chú, đến nỗi cái bấc sáng nhòe ra thành hai, thành ba cái bấc khác. Lần đầu tiên trong đời anh không tin ở mình. Anh thấy mình ngờ nghệch dại dột, quá tin ở sự đơn giản

của tình cảm, ở sức mạnh của ý chí” [20, 698]. Không gian như đi vào tĩnh lặng thì tâm trạng con người vận động trong cô đơn não lòng

Như vậy, cách khai thác không gian, thời gian hợp lí, có trọng điểm đã tạo hiệu quả lớn trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và bộc lộ cảm xúc của nhà văn. Có thể nói thời thời gian trong tác phẩm là hoạt động có ý thức của nhân vật trong những mối tương quan hoàn cảnh. Thời gian của những kỷ niệm, mong đợi, ước mơ tạo thành nhịp độ chuyển hóa cảm giác.

Trong cuộc sống hiện tại luôn có những nỗi niềm mất mát và chính những điều coi như rất đỗi bình thường ấy lâu ngày và cũng biết tự khi nào nó trở thành những nếp đau gấp khúc trong tâm trạng . Và con người lại tìm về dấu cũ thời gian để mơ hồ với những nỗi lòng say mê, những tình yêu trong sáng mãnh liệt, những hạnh phúc ngắn ngủi có phần chật hẹp

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 44 - 49)