Nhân vật số phận trong dòng lịch sử

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 82)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Nhân vật số phận trong dòng lịch sử

Về tuyến nhân vật này, thành công lớn nhất của tác giả là An. Theo GS. Mai Quốc Liên ông ít thấy trong tiểu thuyết mình một nhân vật nữ nào quyến rũ, thương mến, Việt Nam như An. An là người phụ nữ Việt Nam của mọi thời biến động, nhẫn nại, yêu thương, đi hết số phận mình và phong phú, đẹp đẽ biết bao trong nội tâm. Có thể nói, tác giả đã gởi vào An rất nhiều những thể nghiệm, những suy tưởng… về người phụ nữ Việt Nam – người gánh lịch sử, đất nước, chồng con… trên đôi vai bé nhỏ, yếu đuối của mình. Có thể nói An là cái “nguyên lý thi học”, cái thước đo thử nghiệm của tác phẩm.

Nhân vật cô An, người bạn gái của Nguyễn Huệ cũng là một tham số văn hóa gia tăng tính lưỡng hợp, hỗn dung của văn hoá Việt trong thế giới các nhân vật tiểu thuyết của Sông Côn mùa lũ. Hình ảnh của An được tái hiện gần như trọn vẹn trong những dấu mốc quan trọng nhất của một đời người và nó chịu sự tác động khá lớn trong dòng lịch sử.

Nguyễn Mộng Giác đã cho nhân vật An tồn tại từ những trang đầu của tác phẩm và để rồi kết thúc tác phẩm cũng là hình ảnh của An. Với 101 chương thì hình ảnh của An hiện diện dù ít hay nhiều ở mỗi chương chiếm hơn hai phần ba số chương trong tác phẩm. Biến cố lịch sử đã đưa đẩy An và gia đình bắt đầu một cuộc đời mới với những biến cố không ngừng. Ngay từ chương một nhân vật An đã phải sớm đối diện với biên cố của cuộc đời, và cuộc đời của An bị cuốn theo dòng xoáy của lịch sử. Sau khi Trương Phúc Loan giết quan nội hữu Trương Văn Hạnh, An phải cùng gia đình rời Phú Xuân về quê ngoại ở An Thái. Những tháng ngày ở An Thái với An là những tháng ngày có khổ đau có ha ̣nh phúc. Về An Thái không được bao lâu thì me ̣ mất. An rơi vào tâm tra ̣ng khủng hoảng cực đô ̣ và cảm thấy cô đơn la ̣c lõng lẽ loi. Tâm tra ̣ng của mô ̣t cô bé trong những giay phút trở thành thiếu nữ không

có người chở che chia sẽ. Đi ̣nh mê ̣nh của An thực sự bắt đầu là tình yêu với Huê ̣.

An dường như là hiện thân của những con người bé nhỏ bị bóng đè trong lịch sử, trong trường hợp cụ thể của An, cô bị bóng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ ám ảnh suốt cuộc đời. Nguyễn Huệ từng gần gũi An như một người yêu trong tâm tưởng, đã gieo vào An những kỷ niệm, những ấn tượng, đã giễu cợt những khao khát trần thế nhỏ bé của cô rồi lại cưu mang cô trong những bối rối của đời thường để cuối cùng cô vừa bị lịch sử cuốn mất người yêu có nhân cách lớn lao và cướp đi cả những hạnh phúc đời thường bé nhỏ cướp mất đi người cha, người anh, người em và cả người chồng. Một thân phận chung chiêng giữa cái cao cả và cái tầm thường, một người phụ nữ Việt Nam mang nghịch lý của số phận thân nhân vô danh bị giằng xé giữa khát vọng lịch sử văn hoá lớn lao và thực tế thấp hèn, dở dang, tội nghiệp. Những kỷ niệm về Nguyễn Huệ lướt qua cuộc đời An như đuôi sao chổi quệt vào một hành tinh bé nhỏ làm đổ vỡ sâu sắc cuộc đời cô. Trong số phận An có chất chứa cả những điều éo le kỳ thú của số phận nhân dân, cả những đức hạnh, những giằng xé của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử. Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Mộng Giác kết thúc bộ trường thiên tiểu thuyết bằng hình ảnh cô con gái An lần đầu hành kinh. Cái kết ấy gợi lại hình ảnh người thiếu nữ An xưa kia lúc mới gặp Nguyễn Huệ, trong ngày đầu hành kinh đã hốt hoảng lo âu trước nhịp sống thường tình của người phụ nữ. Và, ta không khỏi suy nghĩ, cái nhịp sống thường tình ấy thực ra từ lâu không còn thường tình nữa, đó là thời điểm đáng báo động mà người phụ nữ phải đơn côi đối diện và đối thoại cùng những biến động kỳ vĩ của lịch sử, những hốt hoảng âu lo ngây thơ kia chính là tiên cảm, là linh giác của đời người phụ nữ luôn luôn sợ hãi lo âu vì bị bóng của những nhân cách siêu việt do chính mình góp phần bé nhỏ tác thành đè nặng suốt đời. Liệu có một người anh hùng nào sẽ đến phủ bóng lên cuộc đời cô gái con An? Những thân phận bình thường được nhấn trở thành

một tín hiệu nghệ thuật có sức ám ảnh nâng cảm nhận của người đọc lên tầm suy tư triết học và văn hoá.

Không chỉ An mà Ngo ̣c Hân, Tho ̣ Hương cũng cũng chung cảnh ngô ̣. Cả ba người phụ nữ trong truyện tuy có nguồn gốc xuất thân khác nhau song cuộc hôn nhân của họ giống nhau ở chỗ đều là những nước cờ chính trị. Cả ba người con gái lấy chồng đều trong tình thế bị động, đều bất hạnh như nhau. Tình yêu, ha ̣nh phúc của ho ̣ bi ̣ tước đoa ̣t vì những mâu thuẫn, những tranh giành của li ̣ch sử.

Chiến tranh bao giờ cũng khốc liệt và gây ám ảnh nhất đối với con người. Ngay cả với những cuộc chiến giương cao ngọn cờ chính nghĩa, để giải phóng loài người, người dân luôn phải chịu đau khổ, phải hy sinh những người chồng, người con vô cùng yêu dấu của mình. Lẽ ra những người như An, Thọ Hương sẽ được sống thanh thản, yên ổn nhưng thời cuộc đã khiến họ long đong, khốn khổ. Thọ Hương, người con gái yêu của Nguyễn Nhạc cũng bị sử dụng như một con bài trong ván bài chính trị của vua cha. Người cha lạnh lùng ép gả cô cho hoàng tôn Dương để nhằm trấn an lòng dân. Cô gái 18 tuổi bất đắc dĩ phải trở thành vợ của một kẻ cô chưa hề quen biết. Cô phải sống bên một người chồng hờ, mang tiếng là đàn bà mà chưa một lần được làm đàn bà. Chưa đầy 20 tuổi, Hoàng tôn bỏ đi, cô trở thành người đàn bà goá bụa. Thọ Hương chua chát tự nhận mình “Em chẳng khác nào viên đá lót đường cho người ta dẫm lên trên. Thân em bị chà đạp, đau xót, lấm láp mà không ai thương xót…” [20]. Đó dường như đã là định mệnh chung của những người phụ nữ trong thời chiến. Tác phẩm còn thể hiện những quan niệm riêng về lịch sử thông qua những từ ngữ giàu hình ảnh. Người viết sử không chỉ ghi lại những điều quan trọng, những biến cố to lớn trong lịch sử bởi “Lọc bỏ không thương tiếc các xúc động riêng tư, sổ toẹt những chuyện bên lề, chỉ giữ lại cái sườn biên niên của lịch sử, làm như vậy có khác nào lóc bỏ hết da thịt để lịch sử chỉ còn là một mớ xương xẩu ghê tởm đủ mùi tanh

hôi cuốn lũ ruồi nhặng và làm cái cớ cho bọn bán thịt chuyên nghiệp vênh váo” [21].

Thời loạn, thân phận người phụ nữ thật thảm thương, hôn nhân của họ là món hàng trao đổi chính trị, họ bị động, hạnh phúc luôn ngoài tầm tay. Họ sống đời sống vợ chồng không phải cho chính bản thân họ mà cho sự tồn vong của một triều đại, một quốc gia. Từ Sông Côn mùa lũ, người đọc được thấu suốt về nỗi bơ vơ của thân phận người phụ nữ trước bề dày lao đao bấp bênh của lịch sử. Cho nên, là một tiểu thuyết lịch sử, nhà văn không nhằm nói về sử mà mở ra từ vùng mờ của sử những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Nhóm nhâ ̣n vâ ̣t nữa là những người như Lãng, Kiên, Chinh, Lữ. Không khó hiểu khi ta xếp Lữ vào nhân vâ ̣t số phâ ̣n trong dòng li ̣ch sử. Trong Sông Côn mùa lũ Lữ hiê ̣n lên là mô ̣t con người của đời thường, không có tham vo ̣ng lớn, không có khả năng làm chính tri ̣. Viê ̣c Lữ có mă ̣t và đóng vai trò mô ̣t trong ba vi ̣ trí quan tro ̣ng của đoàn quân Tây Sơn vì Lữ là em của Nha ̣c. Xuất hiê ̣n lớp ho ̣c của thầy giáo Hiến, Lữ là người lớn tuổi so với những ba ̣n ho ̣c, so với người em là Huê ̣ về khả năm ho ̣c tâ ̣p Lữ cũng không bằng. Đối với Lữ điều ha ̣nh phúc nhất là được lao đô ̣ng chân tay, còn viê ̣c ho ̣c đối với anh bảy Lữ là mô ̣t điều anh không hứng thú “Khổ nỗi giữa cái bể ho ̣c mênh mông và rực rỡ ấy, anh cảm thấy lúng túng và ngượng ngâ ̣p quá. Anh la ̣c vào những điều la ̣ hoắc, lũ chữ nghĩa kiêu kỳ cứ quây lấy anh, vướng víu vào chân, đầu óc điên đảo giữa không biết cơ man nào là những tia sáng chói lòa ro ̣i thẳng vào đôi mắt không biết lo sợ của anh không chút thương xót.” Ví thế trong những ngày đi ho ̣c ba buổi: sáng, chiều và tối thì buổi chiều là thời điểm ha ̣nh phúc của Lữ. An nhâ ̣n ra được “vẻ mă ̣t hớn hở khác thường của Lữ mỗi chiều ra đồng. Anh tung tăng như con cá mắc ca ̣n vừa tìm được dòng nước lành. Anh trở nên nhanh nhe ̣n hoa ̣t bát hẳn lên. Anh nói, nói nhiều, không còn nữa cái gio ̣ng ngâ ̣p ngừng và lối nói bỏ lửng ở lưng chừng câu.”[20,144]. Lữ có mô ̣t ao ước rất đỗi bình thường “Ước gì có được mô ̣t cái nhà lá mái và khu

vườn” như của chú Thung, được sắp xếp ngăn nắp. Lữ không thích những chuyến buôn nguồn ngươ ̣c xuôi ồn ào của anh cả, không ưa những kẻ ăn ha ̣i trên Tây Sơn Thươ ̣ng; ghét thói cẩu thả bừa bãi. Dường như giữa Lữ và Kiên thâ ̣t giống nhau, cả hai đều thờ phượng sự ngăn nắp thù ghép cảnh thay đổi buôn tuồng. Nếu Lữ luôn nghe theo sự sắp đă ̣t của anh thì Kiên ban đầu nghe theo sự sắp đă ̣t của cha. Ho ̣ bi ̣ cuốn vào mô ̣t nơi là Tây Sơn thượng. Và cũng rồi chính nơi đây thay đổi hoàn toàn cuô ̣c đời của ho ̣. Lữ bi ̣ cuốn theo những trâ ̣n chiến mô ̣t cách bi ̣ đô ̣ng, ngay cả đến khi được phong là Đông đi ̣nh vương cũng không làm thay đổi được sự nhìn nhâ ̣n về li ̣ch sử về cuô ̣c đời của Lữ. Còn số phâ ̣n Kiên thì bi ̣ bởi những trâ ̣n giao tranh, những xung đô ̣t li ̣ch sử đó đưa đẩy vào tù hết lần này đến lần khác,mô ̣t người thu ̣ đô ̣ng, luôn nhẫn na ̣i chi ̣u đựng li ̣ch sử. Từ mô ̣t người tỉ mỉ tẩn mẫn với gia đình Kiên dần có cái nhìn tiêu cực sau khi được Tây sơn giải thoát. Kiên xa lánh mo ̣i người tự tìm cho mình mô ̣t lối thoát trong cuô ̣c sống cuồn cuô ̣n dữ dô ̣i ấy là trở thành thầy Đa ̣o. Lữ sống với niềm tin ở Đa ̣o, và niềm an ủi là Kiên cùng cảnh ngô ̣. Còn Kiên trên bước đường hành đa ̣o cũng không ít lần cảm thấy nghi ngờ bản thân, nhưng kết cu ̣c vẫn chấp nhâ ̣n tìm lẽ sống bằng phép thắng lợi tinh thần ấy.

Riêng nhân vật Lãng tham dự trong truyê ̣n “như mô ̣t trí thức nghê ̣ sĩ cố sống trung thực và bi ̣ đào thải vì lòng trung thực đó”. Lãng từ thủơ nhỏ đã mang mô ̣t thể chất yếu đuối, chính vì vâ ̣y nhà văn đã đă ̣t nhân vâ ̣t Lãng trong vòng tay của tất cả mo ̣i người: khi được bao bo ̣c bời me ̣, khi được sự quan tâm chăm sóc của chi ̣, rồi la ̣i được sự chở che của Huê ̣. Và đến tâ ̣n những ngày bi ̣ đào thải Lãng được sự quan tâm của mô ̣t bà cô lớn tuổi, cuối cùng trước khi mất tích sống nương tựa nơi cửa phâ ̣t. Lãng là mô ̣t ngưởi thư ký trung thành của Nguyễn Huê ̣, anh sống tình cảm và có phần lãng ma ̣n. Với Lãng, Huê ̣ vừa là mô ̣t người anh vừa là mô ̣t anh hùng đáng kính, đáng khâm phu ̣c, tình yêu giữa chi ̣ gái và người anh hùng là mối tình đe ̣p mà Lãng ngưỡng mô ̣ say mê. Trong quá trình theo chân Huê ̣ trong Nam ngoài Bắc, sự

trung thực trong ghi chép li ̣ch sử của anh ta ̣o nên mối bất đồng trong quan điểm với Huê ̣, ngay cả khi không còn được tin tưởng nữa thì tình cảm thái đô ̣ Lãng vẫn không thay đổi vẫn tin tưởng tuyê ̣t đối với những gì Quang Trung làm, tin tưởng vào chiếu Khuyến nông “Hoàn toàn có lý” nhưng chính chiếu khuyến nông la ̣i xô đẩy anh trở thành mô ̣t người không quê hương “du thủ du thực”[22], từng được Huê ̣ ủng hô ̣ vở tuồng cháng Lía thì cũng chính Huê ̣ là người cấm diễn chàng Lía khi đã lên ngôi. Lãng mơ hồ nhâ ̣n ra điểm chung của cả Nha ̣c và Huê ̣ khi ngồi trên ngai vàng, ho ̣ không phải là những chàng Lía nổi loa ̣n, vi ̣ trí của ho ̣ là vi ̣ trí của vi ̣ vua chính thống. Lãng ngây thơ, lãng mạn trong truyện đã tìm đến thiên nhiên và những cành hoa lan mỏng manh, hoang dại, khi chinh chiến đã tàn. Lúc anh đã thôi không còn muốn vướng bận vào cõi đời lắm trái ngang, tranh chấp.

Mô ̣t nhân vâ ̣t nữa không thể không nhắc đến là Lợi. Thông qua nhân vâ ̣t Lơ ̣i người đo ̣c thấy được mô ̣t An ma ̣nh mẽ, đôi khi bất cần, thâ ̣m chí có lúc nhiễm cả buôn bán môi mép của Lợi. Hay như cái ghen hờn nhỏ nhoi trong Huê ̣ vì Lợi mà hiê ̣n rõ. Lợi là loại người tiêu biểu cho chủ nghĩa cơ hội, lợi dụng các cơ hội lịch sử để tìm lợi riêng, nhất là cái lợi về kinh tế. Bản chất Lợi là bản chất con buôn, không có lí tưởng, chỉ biết trục lợi cho riêng mình. Lợi đã phải trả giá đắt vì những tham vọng của mình. Những nhân vật hư cấu đậm chất “đời thường, thế sự” ấy mỗi người mỗi vẻ, lí tưởng tính cách và quan điểm khác nhau song tất cả đều có một điểm chung là phải gánh lấy số phận hẩm hiu, bi kịch của cuộc đời khi cơn lốc lịch sử quét qua.

Trong tuyến nhân vật hư cấu nhân vâ ̣t bi ki ̣ch nhất có lẽ là giáo Hiến.Mă ̣c dù giáo Hiến là nhân vâ ̣t có nhắc đến trong sử sách, nhưng trong

Sông Côn mùa lũ giáo Hiến hoàn toàn mới la ̣. Trong tác phẩm, hai nhân vật giáo Hiến và Nguyễn Huệ thường “gặp nhau” trong kỉ niệm “những đêm canh lúa” thuở hàn vi. Những năm đói kém, dân tứ xứ đổ về An Thái tuốt lúa trộm, chủ ruộng phải ra ngủ ngay tại các khu canh tác để giữ lúa. “Huệ không thể đứng ngoài nhìn, tình nguyện chia sẻ nỗi vất vả của gia đình thầy. Cho

nên nhiều đêm, bên con cúi rơm ngún khói toả ánh sáng âm ỉ giữa đồng, hai thầy trò ngồi bên nhau tìm quên gió lạnh và tránh né giấc ngủ bằng cách luận bàn lan man về đủ mọi đề tài. Cuộc bàn luận không có khởi điểm cũng không nhằm đi đến một kết điểm. Giữa đêm đen mênh mông, với chút ánh sáng thơm mùi rạ mới, nhờ cùng nhau gìn giữ cho sự sống tối cần thiết, mà hai thầy trò đã vứt bỏ được những ràng buộc lễ nghi, những câu thúc của hình thức, những môi miếng giả dối thường thấy ở chỗ có ánh sáng và tiếng ồn ào đôi co”[20]. Những buổi học đó, tình thầy trò thật đậm đà, không hề vương luỵ chút bụi đời. Đôi lúc ông giáo ngỡ rằng mình đã tìm được mô ̣t tri âm tri kỷ. Từ khi ông giáo trốn nạn lên Tây Sơn thượng, được anh em Huệ bao bọc, chở che, lại thấy sự trưởng thành từng ngày của người học trò yêu, ông không khỏi “ngỡ ngàng”, “tiếc nuối”, “ông vừa hãnh diện vì Huệ, đồng thời với thất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 82)