6. Cấu trúc luận văn
1.4. Đối sánh Sông Côn Mùa Lũ với tự sự sử học về
một số phương diện nghệ thuật trần thuật
Biên niên sử là các ghi chép lại những sự kiện hoặc biến cố đã xẩy ra trong một thời gian vừa qua, biên niên sử có thể tuyển tập theo một năm, một thập kỷ, một thế kỷ hay một thiên niên kỷ.
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: “tiểu thuyết là sử thi của đời tư” chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách[23,328]
Tiểu thuyết phải có cái gân guốc, xù xì của “chất văn xuôi” cuộc đời. Từ đó, nhân vật của tiểu thuyết cũng khác với nhân vật trong lịch sử. “Nhân vật tiểu thuyết không được “anh hùng” cả theo nghĩa lịch sử lẫn theo nghĩa bi
kịch của từ ấy: nó phải kết hợp trong nó cả những nét chính diện lẫn phản diện, cả thấp kém lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn nghiêm trang”. Cho nên nhân vật tiểu thuyết “phải được miêu tả không phải như đã hoàn tất và cố định, mà là như một nhân cách biến chuyển đổi thay, được cuộc sống dạy dỗ” [23,229]. Hay nói cách khác, nhân vật tiểu thuyết là nhân vật “nếm trải” đời sống. Đó là những con người vừa chịu sự tác động “dạy bảo” của hoàn cảnh, vừa tham gia tác động lại hoàn cảnh. Các sự kiện thăng trầm trong cuộc đời nhân vật tiểu thuyết đều nếm mùi.
Trên đây là những quan niệm tiêu biểu về tiểu thuyết. Đến đây, có thể rút ra một số nét chủ yếu đáng chú ý về thể loại tiểu thuyết.
Thứ nhất, tiểu thuyết là một thể loại thuộc loại tự sự có dung lượng lớn. Do có dung lượng lớn cho nên tiểu thuyết có khả năng bao quát cuộc sống một cách tỉ mỉ và nhiều mặt nhất. Những tác phẩm như Đỏ và đen của H. Stendhal, Tấn trò đời của H. Balzac. Con đường đau khổ của A. Tolstoi, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi... đều là những tình tiết miêu tả cuộc sống trên nhiều mặt, có tính “bách khoa”. Dung lượng các vấn đề, loại hình các nhân vật, hệ thống các sự kiện, các chi tiết nghệ thuật... của tiểu thuyết có thể mở rộng tối đa, không còn bị hạn chế như ở các thể loại khác.
Thứ hai, tiểu thuyết là thể loại có phương thức tư duy nghệ thuật đặc biệt. Tiểu thuyết có khả năng xâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống con người, đời sống xã hội, nhất là có khả năng đi sâu khám phá số phận, đời tư của con người một cách tỉ mỉ, nhiều mặt... Tiểu thuyết có khả năng hấp thu vào mình cũng như khả năng tổng hợp các phương tiện nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Nhờ đó mở ra cho tiểu thuyết đầy biến hóa, linh hoạt. Tiểu thuyết có khả năng đào sâu một sự kiện đến tận cùng cốt lõi của nó cũng như có thể đan xen nhiều phương tiện miêu tả trong một chương đoạn nào đó...
Nói tóm lại là tiểu thuyết có kiểu tư duy nghệ thuật của một thể loại mang tính tổng hợp cao.
Khi bàn đến tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, người ta thường đề cập đến những vấn đề như “tính chân thực lịch sử”, “mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật”,... thế nhưng không ai phủ nhận hư cấu là quyền năng của tiểu thuyết. Bàn về vấn đề hư cấu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử, G. Lucacs cho rằng: “Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự sống, còn các nhân vật lịch sử thì đã sống”.
Có thể hiểu tiểu thuyết lịch sử là lấy việc tái hiện sự kiện lịch sử không khí lịch sử làm mục đích sáng tác tất nhiên có hư cấu và vẫn chịu sự chi phối bởi cái nhìn chủ quan của nhà văn hoặc đôi khi nhà văn chỉ xem lịch sử là phương tiện, chất liệu để họ viết tiểu thuyết, qua đó nhà văn thể hiện quan điểm nào đó của mình hoặc thể hiện những vấn đề trăn trở của thực tại
Tiểu thuyết lịch sử rất dễ rơi vào mâu thuẫn không thể dung hoà được giữa “tính chân thật lịch sử” đầy quy ước và tính chất hư cấu sáng tạo của văn chương hoặc việc dùng quan niệm ngày hôm nay để kiến giải quá khứ chứ không phải dùng chính con người trong quá khứ để làm vang động hiện tại. Nguyễn Mộng Giác đã khéo léo kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba đồng thời cũng là nhân vật chính nhằm tái hiện số phận lịch sử và thân phận bi kịch của con người (nhân vật) đi trước thời đại, không được cộng đồng thấu hiểu. Tất nhiên, đây không chỉ là sự thay thế cơ học mà kéo theo nó là sự thay đổi của quan điểm lập trường, giọng điệu, các kiểu lời nói, dẫn đến chỗ nhân vật của Nguyễn Mộng Giác trở thành một kiểu nhân vật- tư tưởng đặc sắc và toàn bộ tiểu thuyết này không chỉ là cuộc đối thoại giữa các nhân vật - tư tưởng như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Ngô Thì Nhậm, Giáo Hiến… mà còn tiến hành một cuộc đối thoại lớn giữa quá khứ và hiện tại; giữa tầng lớp nho sĩ trí thức và tướng sĩ khởi nghĩa; giữa lịch sử và cuộc sống đời thường; giữa tư tưởng chính thống và ngụy triều; giữa tình yêu cá nhân và trách nhiệm chung; giữa các chiều hướng khác nhau trong sự vận động của lịch sử - xã hội hiện tại: canh tân – bảo thủ hay một thái độ
thứ ba ? Ở tiểu thuyết Nguyễn Mộng giác, ta thấy ngôn ngữ đương đại ùa vào quá khứ với mức độ đậm đặc. Việc lý giải các nhân vật lịch sử, nhất là đặt các nhân vật lịch sử trong mối quan hệ tình yêu và những đòi hỏi thân xác cho thấy cái nhìn phức hợp xuyên thời gian - không gian của tác giả tiểu thuyết..
Ngay từ đầu thế kỷ XX, khi mà lý luận về thể loại tiểu thuyết chưa phát triển ở nước ta, các nhà văn Nam Bộ cũng đã nhận ra những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản khi viết tiểu thuyết lấy đề tài từ lịch sử. Tân Dân Tử cho rằng: “Lịch sử đại lược chỉ tóm tắt những sự lớn lao mà không nói cặn kẽ những sự mảy múng. Còn lịch sử tiểu thuyết thì nói đủ cả, vừa chuyện lớn lao vừa chuyện mảy múng đều trải ra như một cảnh tự nhiên, biểu hiện trước mắt. Lịch sử đại lược có nói nhơn vật sơn xuyên, quốc gia hưng phế, mà không tả trạng mão ngữ ngôn, không tả tính tình phong cảnh, còn lịch sử tiểu thuyết thì tả đủ nhơn vật sơn xuyên, tính tình ngôn ngữ, tả tới hỉ nộ ái ố, trí não tinh thần, tả tới phong cảnh cỏ hoa, cửa nhà đài các, nhành chim lá gió, nhạc suối kèn ve, làm cho độc giả xem quyển sách miệng đọc câu văn mà dường như mình đã hóa thân đi du lịch. Xem thấy một phong cảnh, một nhân vật nào đó, khiến cho kẻ ấy dễ cảm xúc vào lòng dễ quan niệm vào trí”.
Phần “Tổng luận về tiểu thuyết”, nhìn chung về nghệ thuật, ông khẳng định “nghệ thuật ở chính bản chất của nó là thứ đem lại cho con người sự thỏa mãn và trau dồi thiên hướng của con người”, và ở “Sự phát triển của tiểu thuyết” tác giả khẳng định “Duy nhất hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết có một tương lai tươi sáng” thì tiếp theo ở “Mục đích của tiểu thuyết” ông cụ thể hóa ý niệm đó rằng “Mối quan tâm chính của tiểu thuyết là bản chất người. Hoàn cảnh và ứng xử xã hội đứng thứ hai”. Tương lai tươi sáng hay mục đích của tiểu thuyết, như Tsubouchi Shoyo đã hình dung có trở thành hiện thực được hay không là nhờ ở các cây bút có thể hiện thực hóa được mô hình mà ông sẽ trình bày ở phần thứ hai, thuộc về phong cách, hay thi pháp - theo thuật ngữ hiện đại ngày nay, là tập trung vào tạo cốt truyện, xây dựng nhân vật (bao gồm tính cách và ngôn ngữ) – đây là phương hướng mà Phạm Quỳnh
của Việt Nam sau này sẽ chia sẻ trong “Bàn về tiểu thuyết”, dù có giản lược hơn.
Nhà văn dựa vào một ít tư liệu lịch sử để sáng tạo nên tác phẩm
Thực ra, Nguyễn Mô ̣ng Giác chả muốn cứu, cũng chả muốn bỏ nhân vật của mình mà chỉ muốn làm nổi bật các trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật trong mối tương tác với chính mình và với hoàn cảnh trong cuộc sống hàng ngày. Nếu đọc qua loa thì ta sẽ thấy tác giả lan man tả cảnh tả người theo một thứ tự thời gian và không gian tiêu chuẩn; nhưng nếu chịu khó đọc kỹ, ta sẽ thấy Nguyễn Mô ̣ng Giác đưa vào những chi tiết vụn vặt, có cái thường thường có cái khá bất ngờ, không mấy cần thiết hoặc giả có vẻ hơi cường điệu và có phần mâu thuẫn nữa. Thực ra, Nguyễn Mô ̣ng Giác bám sát hiện thực vừa tâm lý vừa ngoại cảnh để làm nổi bật cái chất người ẩn dấu bên trong của nhân vật. Cách xây dựng nhân vật như thế được tác giả sử dụng cả trong truyện ngắn lẫn truyện dài. Ta sẽ không ngạc nhiên khi bắt gặp trong các nhân vật của Nguyễn Mô ̣ng Giác một số nét chung chung khá quen thuộc. Ngoài cách sử dụng chi tiết về hành vi, cử chỉ, Nguyễn Mô ̣ng Giác mô tả các trạng thái ý thức (dòng ý thức), các đối thoại đầy tính tư tưởng, nhất là trong truyện dài, để tạo nên nhân vật.
Nhân vật, một mặt, bấp bênh, bất nhất; mặt khác, theo cách nói của Nguyễn Mô ̣ng Giác, “người đời” hơn. “Người đời” là gì vậy? “Người đời”, qua cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Mô ̣ng Giác, là hình ảnh của thứ trạng thái ý thức loay hoay: đúng/sai, ta/người. Khác với cách xuất hiện bên ngoài trong vai trò xã hội, ở bên trong, cái “người đời” ấy luôn luôn chờn vờn giữa hành động và ý nghĩa của nó. Đứng trước một chọn lựa, nó phân vân. Nó suy đi và ngẫm lại, nó “trách người” và “xét mình”. Nó bất an, xao xuyến- không phải là cái bất an, xao xuyến hiện sinh, siêu hình. Lại càng không nôn mửa, phi lý.
Nguyễn Mô ̣ng Giác xoáy sâu vào các diễn tiến bên trong. những biến chuyển nội tâm khá khác thường, mâu thuẫn. làm sáng tỏ thế giới nội tâm đầy
ý thức của nhân vật. mạnh dạn đột nhập vào trung tâm ý thức của nhân vật để làm nổi bật các hành vi bên ngoài.
Sông Côn Mùa Lũ là một cuốn tiểu thuyết hiện đại theo đúng nghĩa về mặt thể loại và cách viết. Bởi vì đã là tiểu thuyết, nói rộng ra là văn chương thì sự thật lịch sử cũng chỉ là một thứ chất liệu như vô vàn những chất liệu khác, đều được nhào nặn, hư cấu theo cảm quan nghệ thuật của nhà tiểu thuyết.
Sông Côn Mùa Lũ mang tới cho người đọc cái nhìn đa diện về các nhân vật, soi chiếu nhân vật từ nhiều bình diện khác nhau, đặc biệt là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Ở bình diện sử thi, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ (thứ tự vai vế, thứ bậc gia đình Nguyễn Tây Sơn được thể hiện ở Sông Côn Mùa Lũ) là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nói cách khác, không có vai trò khởi xướng và tổ chức của họ thì cũng không có phong trào Tây Sơn đã từng diễn ra trong lịch sử. Là tác giả, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ cũng đồng thời là đạo diễn của phong trào đó. Nói riêng về Nguyễn Huệ, ở bình diện lịch sử, ông là một anh hùng, một nhà cầm quân thiên tài “chỉ đánh thắng, không có bại” mà các nhà lịch sử quân sự đã thừa nhận. Sự chi phối của đề tài và thể loại buộc Nguyễn Mộng Giác tìm hiểu kỹ lưỡng các sự kiện lịch sử liên quan. Một khối lượng lớn các đầu sách, trong đó có các bộ sử nổi tiếng, đáng tin cậy được ghi ở mục tài liệu tham khảo cuối tác phẩm và những chú thích tỉ mỉ, “nói có sách, mách có chứng” ở cuối nhiều trang trong tác phẩm là một minh chứng thuyết phục mà không cần phải bình luận gì thêm. Cũng không phải ngẫu nhiên, cuốn sách lấy tên Sông Côn Mùa Lũ. Đặt nhân vật vào những cam go, thử thách, vào thời điểm tao loạn, vào những tình thế không có chỗ lùi, không được lùi cũng là một cách để đánh giá và khẳng định phẩm chất vượt trội, siêu phàm của nhân vật. Nhưng nếu chỉ quan sát nhân vật ở bình diện nhìn lịch sử mà thôi thì Sông Côn Mùa Lũ có khác gì một cuốn lịch sử, một bảng tổng kết và tổng hợp thành tích của các nhân vật. Và Nguyễn Huệ trong tác phẩm là một anh hùng
như sử sách vẫn truyền tụng và ngợi ca. Bổ sung bình diện đời tư, đời thường, Nguyễn Mộng Giác kéo nhân vật của ông từ thế giới của những huyền thoại về thế giới của cõi trần, từ vương quốc phi thường về vương quốc của những điều bình thường, giản dị. Hơn nữa, đây mới thực sự là bình diện làm gia tăng sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết. Ở bình diện này, Nguyễn Mộng Giác chăm chút, săn sóc kỹ lưỡng nhân vật của ông trong vô vàn quan hệ với những tâm trạng, nỗi niềm riêng. Nhạc, Lữ, Huệ, An, Chinh, Lợi, Lãng… mỗi người là một vũ trụ, một số phận ẩn chứa cả một lịch sử. Xét riêng và xét sâu vào nhân vật Nguyễn Huệ, Nguyễn Mộng Giác dường như muốn thể hiện con người này “là một thực thể biết cười, nói, thở, sống… dù trong các lời đồn đãi, Huệ trở thành một nhân vật phi thường”. Trong Nguyễn Huệ tổng hợp nhiều phẩm chất tưởng chừng xa cách nhau. “Vừa có sự thâm trầm chín chắn của một người từng trải”, Huệ lại “vừa có cái gan dạ liều lĩnh của một thanh niên”. “Có cái bộc trực của dân lao động”, Huệ “lại có sự tế nhị của kẻ ăn học”[20] và cả những khao khát ham muốn đời thường của một người đàn ông. Rõ ràng, các bình diện không cô lập mà soi chiếu nhau. Bình diện thế sự, đời tư bổ sung bình diện sử thi, nâng nhân vật sử thi, trước hết là Nguyễn Huệ, lên một tầm nhìn mới. Không những thế, ở tiểu thuyết lịch sử Sông Côn Mùa Lũ, bình diện thế sự, đời tư xem ra nổi trội hơn bình diện sử thi. Con người đời thường ở Nguyễn Huệ dường như được đặt cao hơn con người chính trị, được soi ngắm kỹ lưỡng hơn con người chính trị. Nguyễn Mộng Giác không lý tưởng hóa, không “thờ cúng” Nguyễn Huệ, dù trong lịch sử, Nguyễn Huệ được bao bọc bởi vô số hào quang, tước hiệu, áo mũ: vĩ nhân, anh hùng, hoàng đế. Vĩ đại mà gần gũi, “cương quyết, kẻ cả” (từ dùng của Nguyễn Mộng Giác) nhưng cũng có lúc mềm yếu, cô đơn; một con người “nhìn xa thấy rộng, cao vọng lớn nhưng không vượt qua nổi các ràng buộc của tình ruột thịt” là chân dung trọn vẹn và rõ nét về Nguyễn Huệ mà ta gặp trong tiểu thuyết này. Với ba anh em nhà Tây Sơn, cái nhìn ưu ái của nhà văn dường như đặt nặng vào Nguyễn Huệ giống như tình cảm từng có của ông giáo Hiến
đối với nhân vật này. Không phải vô cớ, khi tả nét mặt của Nguyễn Huệ, nét mặt rất riêng, Nguyễn Mộng Giác nhận xét: “Nhìn chung, Huệ rất giống hai anh, nhưng có những phần trên khuôn mặt Huệ đậm lên một chút, đầy lên một chút, khiến từ khuôn mặt ấy, toát ra một sự cân đối linh động không có trên