Giọng điệu trữ tình sâu lắng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 111 - 114)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Giọng điệu trữ tình sâu lắng

Trước hết, giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng được sử dụng khi nhân vật bộc lộ tình cảm sự cảm thông với con người. Ông giáo cảm thông cho cái yếu ớt mảnh mai của vợ “ Ông giáo không dám hối thúc lâu lâu dừng la ̣i chờ vơ ̣ với đôi mắt thương cảm pha lẫn sự nhẫn na ̣i. Ông đã trải qua cảm giác phức ta ̣p ấy nhiều lần trong đời” tình cảm ông dành cho vợ là tình yêu của sự chở che, tấm lòng thành kính biết ơn cuộc đời, biết ơn những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Giọng điệu trữ tình trong đoạn văn được thể hiện trước hết từ chính cảm xúc sâu lắng chân thành của nhân vật khi thể hiện niềm tâm

giao với người đã khuất. Giọng điệu ấy được nhà văn cụ thể hoá qua sự xuất hiện đậm đặc những từ láy. Chính nó đã làm cho mạch trữ tình thiết tha lắng đọng hơn.

Tự sung sướng nhận ra mình vẫn còn nguyên vẹn những “rung động non tơ, những ham mê say đắm” giữa cuộc đời còn nhiều bất cập, bất ổn hôm nay; Cung bậc trữ tình thiết tha sâu lắng nhất trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ được thể hiện khi nhà văn để người nhân vâ ̣t tự mình cảm nhận, tự mình bày tỏ máu thịt nỗi lòng qua sự trải nghiệm từ chính cuộc đời. Hãy lắng nghe nhân vật An khi đứng trước mô ̣t me ̣ thốt lên những lời tâ ̣n đáy lòng: “Con khổ quá me ̣ ơi! Me ̣ bỏ con bơ vơ mô ̣t mình trên đời, rồi mo ̣i người lần lượt bỏ con xa lánh con. Không ai đoái hoài tới con. Không hiểu ho ̣ mê cái gì hở me ̣? Mô ̣t ngôi nhà ấm cúng, mô ̣t đôi vợ chồng thương yêu nhau, vườn cải hoa vàng có bướm bay, khói tỏa lên ở bếp đúng ngày hai bữa,. Trẻ con oe oe trong nôi, tiếng cười đùa trước ngõ, những điều đơn giản ấy đối với con đe ̣p đẽ và quuye61n rũ biết bao! Nhưng ta ̣i sao không có ai cùng mơ ước đơn giản như con hở me ̣? Ho ̣ cha ̣y theo cái gì? Ho ̣ mải mê cái gì để đến nổi không ai nhớ tưởng đến con, xem như con không có trên cõi đời vâ ̣y[…] con tự làm khổ con. Me ̣ có nghe con than vãn không? Me ̣ có hiểu lòng con không”. Có những lúc An trãi lòng trong thổn thức với hình bóng Huê ̣, An hiê ̣n lên đe ̣p hơn trong cảm xúc tình yêu ấy “Bất giác An mỉm cười. Trăng ngoài vườn sáng hơn, bóng song cửa sổ đổ lên đầu giường. Gió không đủ ma ̣nh để lay mấy tàu lá chuối nên An nghe được tiếng côn trùng thủ thỉ”

Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng ở đây được toát lên trước hết từ những tình cảm chân thâ ̣t của con người. Tình cảm tha thiết ấy được dãi bày qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh và những câu văn hài hoà cân bằng trong dòng cảm xúc tươi nguyên. Nhà văn đã huy động lượng ngôn từ giàu tính biểu cảm và những minh chứng cụ thể về sự hy sinh vô bờ của bà để tạo nên đoạn văn thấm đẫm tình người.

Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng còn thể hiện đậm đặc trong những đoạn trữ tình ngoại đề ở mỗi tác phẩm. Những lúc đó, cảm xúc của tác giả được bộc lộ sâu xa, ý đồ tư tưởng nghệ thuật đạt đến độ lắng cần thiết. Chính tác giả cũng rất ý thức và thích thú những đoạn trữ tình ngoại đề này. Có nó, tâm trạng xao xuyến bồi hồi, tình cảm trong trẻo của nhân vật được tiếp tục giải bày sau khi Huê ̣ mất “Chi ̣ thầm nhắc la ̣i mô ̣t trâ ̣n bão rừng, chuyê ̣n hiểu lầm chung quanh cây ga ̣o, tâ ̣p thơ Đỗ Phủ, đêm ngâ ̣p ngừng bảo nhỏ “Đừng, anh Huê ̣ a ̣!”… Chi ̣ đă ̣t nhiều câu hỏi mà không cần đáp, càng hỏi càng xót xa, cảm thấy lẻ loi. Chi ̣ oán trách mà như sợ phâ ̣t lòng người nghe, vừa thầm hờn dõi đã hối hâ ̣n, nhâ ̣n lãnh hết phần lỗi về mình.”

Sử dụng sắc thái giọng điệu này, đã tạo nên những trang văn dạt dào cảm xúc. Những trang văn đem đến sự rung động chân thành cho người đọc từ chính lòng nhân ái, tình yêu thương con người, yêu thương cuộc đời của tác giả. Những trang văn đi sâu vào dòng đời, lòng người hôm nay để người đọc cảm nhận rõ sự hồn hậu trong trẻo của nó mặc dù ở đó còn biết bao điều bất cập, bất ổn.

Gio ̣ng trữ tình sâu lắng còn thể hiê ̣n ở sự cảm thông chia sẻ với hai vợ chồng người lính trẻ ở Phú Xuân“Trên bến thuyền, mô ̣t người vợ trẻ ôm cái nón lá vào ngực, dứng thút thít bên anh chồng lính vứ trở về, dáng điê ̣u e ấp ngươ ̣ng ngùng của cả hai chứng tỏ ho ̣ chưa lấy nhau được bao lâu thì chồng đã nhâ ̣p ngũ” [22,7] và những lời trêu đùa ngo ̣t ngào tình tứ “anh xấu lắm”, “thôi, không thèm nói chuyê ̣n với anh nữa”. Ta cũng bắt gă ̣p được đằm thắm sâu lắng trong cảm xúc trào dâng mà Lãng dành cho Cúc “ Lần đầu tiên Lãng đươ ̣c ngắm Cúc tro ̣n ve ̣n thỏa thuê”,“Trong khoảnh khắc ngắn ngủi được nhìn vào mắt Cúc, Lãng đo ̣c ở đó sự cuốn quýt mừng rỡ”,“ Đằng sau vành nón, có tiếng da ̣ nhỏ ngo ̣t ngào”. Tình yêu của Lãng rất nhe ̣ nhàng rất đe ̣p đẽ, nhưng cũng lắm trái ngang, nó đến trong thầm lă ̣ng và cũng đi không báo trước. Trong những ngày lang thang phiêu ba ̣t khi bắt gă ̣p hình ảnh cả nhi hát khúc Nam bình Lãng không khỏi cha ̣nh lòng trước “ thân người thuôn thuôn, đôi

vai gầy và he ̣p dưới lớp áo lu ̣a trắng ngả màu, cái dáng ngồi co ro e nga ̣i giữa những tiếng cười phàm tu ̣c thâ ̣t hòa hợp với gio ̣ng hát chới vớ thê thiết”. Cho đến gần cuối truyê ̣n ta thấy Lãng tìm được mô ̣t tình yêu đó là tình yêu dành cho hoa Lan, say mê hoa và cảm nhâ ̣n loài hoa ấy bằng cả tâm hồn về “cái đe ̣p còn mời go ̣i khám phá, cái đe ̣p còn đang tìm kiếm”. Rồi những thăng hoa trong tình cảm của Huê ̣, nỗi mong nhớ mong gă ̣p mă ̣t người yêu “Huê ̣ dùng dằng lo âu, vu vơ, khổ sở, xấu hổ vì cảm giác e nga ̣i xao xuyến khác thường của mình.”, “Huê ̣ cảm thấy nhi ̣p chảy của máu nóng trong thân thể dồn dâ ̣p, rô ̣n rã hẳn lên. Mí mắt anh giâ ̣t. Hơi nóng râm ran ở đầu mũi. Lòng anh bồn chồn như sắp ôm tro ̣n đươ ̣c tất cả những gì đáng mơ ước nhất của mô ̣t đời người trước đôi mắt ghen ti ̣, thèm thuồng của thiê ̣n ha ̣.”[20,363]. Những câu văn trữ tình ngo ̣t ngào sâu lắng, người viết đã ta ̣o nên mô ̣t thế giới nghê ̣ thuâ ̣t mới la ̣ trong tiểu thuyết li ̣ch sử. Trong tế giới đó những cung bâ ̣c tình cảm sâu lắng, trong trẻo củ thế giới nhân vâ ̣t và tác giả.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 111 - 114)