Cốt truyện tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 37 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Cốt truyện tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ

Sông Côn mùa lũ phẩm dài hơn 2000 trang, được tác giả gọi là “trường thiên tiểu thuyết”, sau này in lại trong nước, người ta gọi là "tiểu thuyết lịch sử". Phan Cự Đệ, trong bài viết “Tiểu thuyết lịch sử”, xếp Sông Côn mùa lũ

vào thể loại “tiểu thuyết lịch sử”.

Cốt truyê ̣n tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ là cốt truyê ̣n đa tuyến. Tác phẩm đã dành nhiều trang tái hiện cuộc sống và bối cảnh lịch sử cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ở Huế những năm cuối thế kỷ 18 mà trọng tâm là những lần Nguyễn Huệ kéo quân ra Phú Xuân rồi lên ngôi hoàng đế tại núi Bân…

Quá trình diễn biến cốt truyện tập trung vào giai đoạn khởi nghiệp của ba anh em Tây Sơn. Diễn biến cuộc khởi nghĩa của ba anh em Tây Sơn là một giai đoạn lịch sử tao loạn đầy bi tráng của nước ta vào nửa cuối thế kỷ 18. Thông qua số phận gia đình một nho sĩ, một chính khách của Trương văn Hạnh thất thế phải trốn khỏi Phú Xuân về ẩn cư ở đất võ Bình Định, câu chuyện dẫn đến cuộc gặp gỡ của một người con gái nết na, thuần hậu An với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ mà tính cách nghĩa hiệp đầy cao vọng đã hình thành ngay từ thời niên thiếu, cắt nghĩa cho vai trò của Người qua những cuộc chinh phạt và chiến công vĩ đại mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789 đánh tan đội quân xâm lược của nhà Thanh.

Trong câu chuyện ấy là những ràng buộc của những mảnh đời nhưng số phận với lịch sử, với thời đại. Câu chuyện của 3 anh em nhà họ Nguyễn từ vùng đất quê nghèo Tây Sơn đã lập được nên sự nghiệp từ Nam ra Bắc trên 200 năm trước. Cùng với thân phận nổi trôi của 4 người con, 3 trai, một gái của ông Giáo Hiến khi đất nước phải trải qua biết bao cuộc bể dâu của Vua Lê, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và con cháu của Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh ở Đàng Trong.

Tác phẩm tái hiện lại những sự kiện quan trọng cùa một cuộc khởi nghĩa nông dân mà người lãnh đạo là một Nguyễn Nhạc xuất sắc, một Quang Trung tài ba xuất chúng và một loạt tướng lĩnh lang bạt kiêu hùng. Tất cả họ thuộc mọi tầng lớp có thể là những kẻ đi buôn Huyền Khê, Phạm Ngạn, những nông dân nghèo khổ bị ức hiếp, đến cả những tên đầu trộm đuôi cướp Nguyễn Thung, Tập Đình, Lí Tài và một tầng lớp không thể không nhắc đến là tầng lớp nho sĩ thất thế bất mãn với thời cuộc giáo hiến, Trần Văn Kỷ, Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích… mặt khác tác giả còn tập trung khai thác cuộc sống đời thường của gia đình, của xã hội, và cái lãng mạn của tình yêu tuổi trẻ: tình yêu của An và Huệ, tình yêu của Lãng với Thọ Hương, với Cúc.

Người viết đi sâu khai thác những quan niệm về chính trị, chính sách, tư tưởng trong quá trình khởi nghĩa của nhà Nguyễn Tây Sơn. Đặc biệt là

quan điểm chính thống hay ngụy triều, nó là sợi dây kết nối những sự kiện thiên về lịch sử. Song song với nội dung về lịch sử là bức tranh phản ánh cuộc sống đời thường của con người trong xã hội lúc bấy giờ mà tiêu biểu là âu chuyện tình yêu giữa An và Huệ. Theo Nguyễn Mộng Giác đây là “ Một dây chuyền khác ở tầm thấp hơn, mối tình tưởng tượng giữa Nguyễn Huệ và cô con gái ông giáo Hiến. Mối tình đó làm cho câu chuyện được thống nhất, lại qua đó tạo thêm những quan hệ khác làm sườn cho bộ truyện”.[22, 572]

Với cốt truyện trải dài nhiều tuyến sự kiện khi là những mâu thuẫn giữa các thế lực thù địch với quân Nguyễn Ánh, với nhà Trịnh, có khi là những mâu thuẫn nội bộ giữa anh em, giữa các tướng lĩnh, giữa những người trong gia đình, và cả trong tình yêu. Mỗi sự kiện mỗi nhân vật quấn chặt lấy nhau để tạo nên giá trị nghệ thuật và nội dung cho tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w