Gio ̣ng hoài nghi chất vấn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 114 - 117)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.3.Gio ̣ng hoài nghi chất vấn

Khi đi vào thế giới tiểu thuyết sông côn mùa lũ ta bắt gă ̣p những nhân vâ ̣t hoang mang lo sơ ̣, băn khoăn dằn vă ̣t bản thân mình. Ho ̣ nhìn cuô ̣c đời để ngẫm nghĩ, khi nhân vâ ̣t rơi vào tra ̣ng thái đối mă ̣t với lòng mình thì gio ̣ng điê ̣u hoài nghi chất vấn xuất hiê ̣n. Trên đường về An Thái bà giáo mơ hồ nghi ngờ về mô ̣t biến đô ̣ng trong gia đình bà giáo “Tuy không thể giải thích rõ ràng bằng lời nói, người me ̣ hiểu lãng cũng như mình vừa cùng xúc đô ̣ng mãnh liê ̣t trước mô ̣t nỗi ám ảnh, chưa đi ̣nh hình, không thể tả ra, không thể nhìn thấy bằng lối thông thường, nhưng sự mẫn cảm của ho ̣ đã báo cho ho ̣ biết trước thế nào mô ̣t cái gì đó sẽ bất chợt đến, phủ chu ̣p bao vâ ̣y lấy cuô ̣c đời mo ̣i người trong gia đình”[20,17]. Ông giáo Hiến cũng không ít lần nghi ngờ về cái thuyết tôn phò Hoàng tôn Dương của mình, nghi ngờ khả năng quân sự của những đám binh ta ̣p đầy tham vo ̣ng của Tâ ̣p Đình, Lí Tài… Nghi ngờ về sự thay đổi của thời cuô ̣c, nghi ngờ cho số phâ ̣n của mình khi gia đình vì Chinh mang tô ̣i phản trắc “Anh thấy không! Ta ̣i sao phải đến nông nổi này!

Tất cả hỗn loa ̣n quay cuồn điên đảo. Tất cả đều là tiếng khóc, đều là tang thương côi cút, góa bu ̣a. Ta phá tan tành cái cũ mà chưa biết làm nên cái mới ra sao, nên mo ̣i người trở thành dân xiêu ba ̣t, trên đầu không có mái che. Dường như đất đưới chân ta bắt đầu lay đô ̣ng.[…] Ta có thể cầm chân được Lí Tài không? Mô ̣t nửa thuyền chiến đã mất, làm sao ta giữ được biển Đông khi quân ngữ Dinh la ̣i tha ̣o về thủy chiến. Tôi nghe Tống Phúc Hợp đã cho thủy quân ra tâ ̣n Ô Nha. Phủ Phú Yên lâm nguy! Mă ̣t trâ ̣n phía Nam sao chi ̣u thất thế hoài vâ ̣y?”, nhữn ngày tháng thất thế ông nằm nhà “ông chờ tiếng chó sủa báo hiê ̣u khách đến như kẻ hoài nghi chờ điều thiê ̣n. Tuy vâ ̣y ông vẫn chờ. Ba ̣n bè cũ của ông đâu cả rồi? La ̣i thêm ba ̣n bè của An, ba ̣n bè của Lợi? Chẳng lẽ ho ̣ không biết ông đã dời nhà về đây? Từ phủ đến nhà ông cũng xa x6i cách trở đấy! Nhưng tình người không thể đo bằng đô ̣ đường. Hễ ho ̣ muốn tìm thăm tất phải tìm ra. Có lúc ông ngờ con vê ̣n đã khù khờ, đã mất khả năng đánh hơi người la ̣” Lời văn mang gio ̣ng điê ̣u nghi ngờ thường xuất hiê ̣n trong đoa ̣n thể hiê ̣n tâm tra ̣ng, đô ̣c thoa ̣i của nhân vâ ̣t “Ông la ̣i nghĩ: Sao la ̣i đến cái quán rượu nhớp nhúa ồn ào ấy? Giờ này Kiên đi làm chưa về. Mấy me ̣ con đó có liên hê ̣ máu mủ gì với ta đâu! đến thăm ho ̣ chẳng khắc nào ta công nhâ ̣n cuô ̣c chung cha ̣ trái đa ̣o ấy. Vả la ̣i ta đến rồi đứng ngồi ở đâu? ngồi chung với b5n mã phu quần áo bẩn thỉu sũng ướt nốc rượu để quên la ̣nh ư? Ta có điên không đây? Nghĩ vâ ̣y nên ông giáo không quay bước tiếp tu ̣c lang thang do ̣c theo bờ sông tre phủ cho đến lúc gần tối.”[21,9]

Lịch sử ở đây không phải là những điều đã khép kín, đã hoàn kết mà nó vẫn đang mở ra trường đối thoại với người đọc (Kunđơra: tiểu thuyết là cái hiền minh của sự lưỡng lự). Người kể chuyện thường đặt nhân vật ở trạng thái lưỡng khả, hồ nghi, luôn đưa ra câu hỏi tại sao..., luôn có nhu cầu tự tìm hiểu, lí giải tạo nên một kiểu trần thuật với nhiều giả thuyết, lôi kéo người đọc nhập cuộc.

Ngay cả Nguyễn Huệ, người luôn tự tin quyết đoán cũng có lúc hoài nghi... Kiểu giọng điệu đó phù hợp với tinh thần “luôn luôn có sự nhận thức

lại, đánh giá lại mọi thứ” (M. Bakhtin). Khi xét xử vu ̣ án ga ̣o Đồng Nai trước sức ép của phe Bùi Đắc Tuyê ̣n, sự ảnh hưởng của gia đình ông giáo, Huê ̣ đắng đo “Đã đến lúc thích hợp để mổ xẻ cuô ̣c tranh chấp nô ̣i bô ̣ nhỏ nhen ở đây chưa? Khi mà “đám quan la ̣i và tôn thất nhà Lê đã trốn được sang Tàu, chưa biết ho ̣ đang mưu tính cuyê ̣n gì, và phản ứng của nhà Thanh thế nào.”[22,302] Huê ̣ nghi ngờ luôn cả vai trò của nhà nho trong vâ ̣n mê ̣nh đất nước “ Ta bắt đầu ngờ rồi đó. Chẳng lẽ sự an nguy của xã tắc tùy thuô ̣c vào những kẻ cẩn thâ ̣n rẽ cỏ trước khi đă ̣t bước đó hay sao?”[22,324] Có lẽ tầng lớp trí thức nho sĩ là những người hay có tính chất nghi ngờ nhất cái lo của Ngô thì Nhâ ̣m cũng không khác gì cái lo của giáo Hiến “Ngồi mô ̣t mình ở góc sâ ̣p cha ̣m, nhìn cảnh xô bồ ồn ào trước mắt, Ngô Thì Nhâ ̣m cảm thấy chua chát, ngao ngán. Ông nghĩ: Chẳng lẽ sĩ phu Bắc Hà sa sút như thế này ư”. Có thể ở một phương diện nào đó giọng hoài nghi bộc lộ tâm lí thất vọng nhưng rõ ràng chính điều này mở ra một kiểu trần thuật "không biết tuốt" ở người kể chuyện, người kể chuyện không muốn đứng cao hơn bạn đọc “Bây giờ hai kho ga ̣o lớn liên tiếp cháy, báo hiê ̣u cuô ̣c biến nào đây? Ai đốt? Đốt để làm gì?Rồi triều đình sẽ có biê ̣n pháp nào để trấn an nhân tâm? Dưới những mái nhà thấp dô ̣t nát ẩm ướt, bo ̣n đàn ông tu ̣ ho ̣p nhau bàn cãi ồn ào quên phắt cả đói rét. Bo ̣n hiếu sự không sỡ đường trơn và mưa ướt nữa. Ho ̣ cha ̣y khắp nơi để săn tin. Ai đốt? Đốt để làm gì? Ho ̣ nghĩ nơi am tường hết thải diễn biến phải là bô ̣ hình. Ngày nào trước cổng bô ̣ cũng có những đám đông lóng ngóng chờ tin”. Như vậy lịch sử vẫn cần được nhận thức lại. Nhà phê bình văn học Hoài Nam trên VietNamnet (Bài Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: Truyện kể hay tiểu thuyết?) cho rằng: tiểu thuyết mang sứ mệnh nghi ngờ cái tưởng như đã ổn định, tra vấn đến cùng những chân lí có sẵn. Vì thế khi tiếp cận với những thời đại quá khứ và lấy đó làm chất liệu cho tác phẩm của mình, một tiểu thuyết gia đích thực là tiểu thuyết gia phải là người đặt câu hỏi phản biện trước hết với lịch sử. Có thể nói với giọng điệu trần thuật này Sông Côn mùa phần nào đã làm được điều đó.

Như để bổ sung cho giọng điệu hoài nghi, giọng chất vấn, đay đả cũng được lồng ghép liên tục. Khi me ̣ con An mất tích, Lãng có ý đi ̣nh tìm Huê ̣ “gă ̣p để nhờ vả chuyê ̣n tìm me ̣ con An, chao ơi, có thể tưởng tượng được điều gì lố bi ̣ch hơn chăng? Dù hoang mang cực đô ̣, Lãng vẫn không dám hé môi kể cho ai biết chuyê ̣n đau khổ riêng”, bởi Lãng cũng nhâ ̣n ra được sự đào thải mà Quang Trung dành cho mình cũng như đã từng làm với cha mình. Song anh tro ̣n tin mô ̣t điều là lòng bao dung của nhà vua không hề thay đổi “Vâ ̣y thì cái gì đã thay đổi? Lòng ta chăng? Lòng người chăng? Đầu óc Lãng nóng bừng vì bao nhiêu câu hỏi cứ dồn dâ ̣p mở ra mà không có lời đáp”.

Nó xuất hiện khi tác giả có nhu cầu đi truy tìm căn nguyên những điều phi lí. Đó là nhân vật An đối diện với cái bóng của mình để giải mã sự cố “mất tín hiệu” từ người tình. Giọng điệu chất vấn này thường đi với lối hành văn nửa nghiêm túc nửa suồng sả, mỉa mai “Ta không ngủ được. Không tài nào ngủ được. Ta ̣i sao vâ ̣y? Đêm hôm trước lòng ta cũng ngổn ngang lo âu nhưng cuối giờ gợi ta thiếp đi, ngủ ngon mô ̣t giấc đến gà gáy. Đêm nay đã qua giờ tí rồi, cái gì quấy rầy ta? Cái gì khiến ta thao thức? Nếu thực sự có cái gì đó phải xảy ra trong ngày hôm nay.”, Ai hành ha ̣ ta? Ai? Chỉ có mình tự hành ha ̣ mình thôi”, “Con khổ quá cha ơi. Nhưng còn cách nào nữa đâu! Con xấu hổ quá!Con cứ tưởng anh ấy”. An luôn nghi ngờ mo ̣i thứ. Tâm hồn mảnh manh của An phải chi ̣u bao vùi dâ ̣p, đưa đẩy của cuô ̣c đời. Sự nghi ngờ càng làm người đo ̣c nhâ ̣n ra tình cảm sâu sắc mãnh liê ̣t trong An hơn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 114 - 117)