6. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Lớp ngôn ngữ lịch sử trang trọng, cổ kính
Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm lấy các sự kiện, biến cố, nhân vật lịch sử làm đề tài, cảm hứng sáng tạo. Đó là những sự việc, con người của một thời đã qua, cách chúng ta hàng thế kỉ. Nhiệm vụ của nhà văn là phải phục dựng lại được không khí của thời đại đó, phân biệt con người hôm qua với con người hôm nay. Bởi vậy, lớp ngôn ngữ quan phương, cổ kính không thể thiếu trong bất cứ tiểu thuyết lịch sử nào. Lớp ngôn ngữ này được sử dụng trong cả lời của nhân vật và lời của người kể chuyện. Câu chuyện trong các tiểu thuyết lịch sử thường là về một vương triều nào đó, gắn với những ông vua, bà hoàng cụ thể. Nghĩa là các sự kiện và con người trong tiểu thuyết lịch sử hầu hết đều liên quan đến đời sống cung đình. Vì vậy nên ngôn ngữ cung đình, quan phương được sử dụng với tần số lớn. Mỗi nhân vật trong các tác phẩm đều gắn với một chức phận, một triều đại nhất định. Người viết tiểu thuyết lịch sử phải giúp người đọc nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ, tâm lý của con người thời đại đó. Từ vua đến quan đều phải giao tiếp với nhau bằng một thứ ngôn ngữ mang tính quy phạm, tương xứng với địa vị của mỗi người. Dù là một ông già gần đất xa trời hay là một đứa trẻ lên ba đã lên ngôi vua đều xưng là “trẫm”, “ta” một cách rất trịnh trọng. Còn những kẻ bề dưới khi xưng hô với bề trên đều phải xưng là thần, khi nói phải “xin”, “tâu”, “Hoàng thươ ̣ng” “thươ ̣ng công” “thần” rất cung kính. Hay mô ̣t loa ̣t từ ngữ cổ xưa: tri phủ, tri huyê ̣n, chúa, thượng công,chiếu chiêu an, sảnh đường, tiếng trống thu quân, tràng kỷ, cây hoàng la ̣p... Lối ăn nói quy phạm ấy ngấm cả vào trong đời sống riêng tư nhất ngay cả khi là vợ chồng, Huê ̣ và Ngo ̣c Hân cũng go ̣i nhau là công chúa, thượng công.
Viết về một thời quá khứ xa xưa của dân tộc, các tác giả tiểu thuyết lịch sử sau 1975 đã tạo nên một không khí chân thực cho tác phẩm qua việc ghi lại các mốc thời gian lịch sử. Các sự kiện lịch sử được được đánh dấu bằng những mốc thời gian chính xác như trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác là: “Đầu năm Mậu Tý”, “Năm Tân Mão (1771)”, “Tháng 3 năm Bính Thân (1776), Nhạc xưng vương”, “Tết Đinh Dậu (1777)”, “Từ tháng 4 đến
tháng 6 năm Đinh Dậu (1777)”, “đầu năm Mậu Tuất (1778)”, “Mùa đông năm Nhâm Dần (1782)”, “Tháng Giêng năm Quý Mão (1783)”, “Tháng 10 năm Giáp Tìn (1784)”, “Sáng 10 tháng 7 năm Bính Ngọ “, ” ngay sau khi nghe tin quân Thanh xâm lấn Bắc Hà, vua Quang Trung cấp tốc ra lệnh xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), ngày 29 ra đến Nghệ An”. Đây là cách viết quen thuộc của sử biên niên. Cách viết nhằm xác nhận tính chân thực của các sự việc, tạo ra sự tin tưởng cao độ nơi người đọc. Cách viết này còn giúp người đọc hình dung cụ thể hiện thực của từng thời kỳ lịch sử. Qua các mốc thời gian sự kiện, từng hành động, tâm lý của con người cũng hiện lên, phơi bày toàn bộ những sóng gió trong đời sống triều chính ở một xã hội phong kiến phương Đông như đoa ̣n thuâ ̣t la ̣i những tin tức quân sự từ đàng trong về quân Nguyễn Ánh “Thành Gia Đi ̣nh bi ̣ vâ ̣y chă ̣t. Ở Đồng Nai quân của Thái bảo Pha ̣m Văn Sâm bi ̣ Nguyễn Văn Nghĩa phá tan. Ở lũy Ngũ Kiều đốc chiến Lê Văn Minh bi ̣ Nguyễn Phúc Hô ̣i vây chă ̣t rồi la ̣i phải thua trâ ̣n hỏa công do thủy binh Nguyễn Ánh từ Ba Giồng tiến lên…” tình hình trâ ̣n đánh. Hay như đoa ̣n thuâ ̣t la ̣i trâ ̣n Ngo ̣c Hồi- Đống Đa với khoảng mười trang sách đều mang phong ngôn li ̣ch sử. Ngôn ngữ li ̣ch sử trang tro ̣ng thể hiê ̣n rõ nhất qua những bài chiếu mà Ngô Thì Nhâ ̣m soa ̣n thảo cho Quang Trung “Trẫm nghĩ. Ngũ đế đổi ho ̣ chi ̣u mê ̣nh trời, tam vương nhân thời mở vâ ̣n nước. Đa ̣o có thay đổi, thời phải có biến thông, nhưng đấng thánh nhân vâng theo đa ̣o trời để làm vua trong nước, yêu dân như con thì cái nghĩa cũng chỉ là mô ̣t[…][22,370]
Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác viết về thời đại Tây Sơn. Đó là thời kỳ phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra rầm rộ, Nho học bước vào buổi cuối mùa. Lớp ngôn ngữ cung đình, Nho – Phật do vậy chỉ còn rơi rớt nơi cung vua, phủ chúa điêu tàn, rệu rã và trong lời những nhà nho thất thế. Ví như Ngô Thế Lân nói về cuô ̣c đời thất thế của mình “Thời trẻ ai cũng tưởng mình có thể lấp biển và trời, xoay trời đất la ̣i biến tối thành sáng, đem thánh đức ra ̣ng rỡ cảm hóa thiên ha ̣”.[22, 531], rồi lời trần tình của sư cu ̣
chùa Hà Trung về viê ̣c phá dỡ chùa của lính Tây Sơn “Ho ̣ đã phá những gì ho ̣ đã xây, rồi mang đi dựng mô ̣t cái khác. Không mất gì cả. Ông đừng nghĩ đến chuyê ̣n đổ vỡ. Mất mát mà thương ha ̣i nhà chùa. Lúc nãy tôi nói y như hồi làm phả khuyến là có ý đó. Có điều tôi vẫn còn vướng víu, mê chấp, là cứ muốn biết ho ̣ sẽ xây được cái gì với số chuông tượng của chùa”, và cách Đỗ Thế Long và các nho sĩ Bắc Hà nhâ ̣n xét về viê ̣c Chỉnh đầu quân cho Tây sơn “Cái viê ̣c mà ông đã làm, tiếng là nhân nghĩa, thâ ̣t ra chỉ là tàn tă ̣c. Ngày nay ông có thể nghiêng non lâ ̣t bể, cố nhiên là nhờ “quí quốc” giúp cho. Nhưng khi ông mới xuất thân, nào cầm quân, nào phong hầu, cái gì không phải là ơn nhà chúa. Nay ông lấy tiếng phù Lê diê ̣t Tri ̣nh để kéo quân ra thâ ̣t lá quá tê ̣. Nếu bảo nhà chúa hiếp chế nhà vua là viê ̣c có lỗi, thì sao không nghĩ đến cái công tôn phù hằng hai trăm năm trời. Theo người mới phản người cũ tức là bất nghĩa, bới cái lỗi để lấp cái công tức là bất nhân. Bất nghĩa, bất nhân tức là tàn tă ̣c. Kẻ đa ̣i trượng phu lâ ̣p thân, có thể tự mình đứng vào chỗ tàn tă ̣c đươ ̣c không.”
Bằng ngôn ngữ li ̣ch sử phong phú, rõ ràng tiểu thuyết Nguyễn Mô ̣ng giác đã thể hiê ̣n được nhiê ̣m vu ̣ li ̣ch sử của tiểu thuyết li ̣ch sử.