Nhân vật mang khát vọng lịch sử

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69 - 82)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Nhân vật mang khát vọng lịch sử

Nguyễn Nhạc là người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Tây Sơn ngay trong thời loạn lạc nhiễu nhương. Song qua ghi chép của sử sách “Người ta vẫn thường xem Nguyễn Nhạc như một người gian hùng nhiều hơn anh hùng”[22,570]. Theo Nguyễn Mộng Giác đây là một điều bất công với Nguyễn Nhạc.

Viết về Nguyễn Nhạc nhà văn dành không ít tình cảm cho nhân vật. Nhạc xuất hiện trong văn bản qua cái nhìn ấn tượng ban đầu của giáo hiến “một người đàn ông trạc khoảng trên 30, thân hình ốm, da mặt hơi tái. Ông giáo chú ý ngay đến đôi mắt của người lạ. Dưới cặp lông mày thưa, đôi mắt xếch quá mức bình thường khiến ánh nhìn đầy vẻ nghi kỵ, giễu cợt và khinh bạc”[20,117] khiến ông giáo phải ngỡ ngàng. Nhạc hiện ra là một người có tầm nhìn thấu đáo, trong quá trình chuẩn bị cho cuộc dấy nghĩa ông nhận ra

điều cần thiết của chữ nghĩa chính vì vậy ông quyết định gửi Lữ và Huệ xuống An Thái học với thầy giáo Hiến. Cái cần thiết hơn là ông cần sự giúp đỡ của một vị chữ nghĩa, nắm bắt rõ thời cuộc “Thầy học rộng biết nhiều, am hiểu việc đời hơn chúng tôi, thầy đã từng ở kinh đô, quen biết giới chữ nghĩa nên thông suốt luật lệ. Xin thầy giúp cho một lời khuyên. Chúng nó khinh tôi ít chữ nên dùng chữ để hại tôi. Tôi phải làm gì đây?”[20,118]. Nhạc đã nuôi nấng chí hướng mình từ những ngày còn là một biện lại, môn buôn nguồn, khát khao làm nên việc lớn từ trại Tây Sơn Thượng.. Trong vai trò người lãnh đạo sự quyết đoán mạnh mẽ dứt khoát là điều cần thiết cho việc thiết lập trật tự trong trại “Tôi lặn lộn vào đời nhiều tôi biết. trăm người là trăm tính, không phải ai cũng sẵn sàng nghe lẽ phải. Có người không ưa nhẹ, có người thà chết chứ không chịu để cho người khác nói nặng lời. Cậu năm chú ý cách đối phó với hạng người không chịu lẽ phải. Thầy giáo thì chú ý đến cách thuyết phục những kẻ biết điều. Nhưng thưa thầy kẻ biết điều ít lắm. Như cái thằng suýt chết chém chúng ta cứu về chiều nay. Không dằn được cơn tức giận tôi đã quăng xác nó ra cửa sổ cho cọp nhai rồi”, có chính kiến để bảo vệ lẽ phải của mình “Tiếng của ông biện trở nên sang sảng đanh thép: “Nhưng sau đó không thể cứu được nhiều mạng người. Nếu không sòng phẳng với người thượng, điều gì sẽ xảy ra?Tôi giao dịch mua bán nhiều năm với họ, tôi hiểu rõ lắm…. Thầy có tưởng tượng ra những điều đau lòng đó không? Bao giờ cuộc chém giết mới chấm dứt?”.[20]

Nguyễn Mộng Giác giữ lại hình ảnh quen thuộc của các nhân vật lịch sử trong tâm thức người Việt. Chẳng hạn, Nguyễn Nhạc là một người có tài năng quyền biến, có chí khí cao, nhẫn nại lớn. Hình ảnh Nguyễn Nhạc tự chui vào cũi để đánh lừa Nguyễn Khắc Tuyên từng lưu truyền trong dân gian vẫn được ông đưa vào nhưng đó chỉ là “đòn phép chính trị” để làm tăng thêm uy tín và thanh thế cho mình.

Ông hoàn toàn xuất sắc vai trò người lãnh đạo một cuộc khởi loạn: ông dùng bọn trộm cướp vô lại mà không để chúng cuốn theo để trở thành một tên

cướp lớn, ông dùng những trí thức nho sỹ nặng óc sách vở mà không bị họ loè bằng chữ nghĩa, ông đi dây tài tình giữa các thế lực để giữ quyền bính, Trịnh phía Bắc, Nguyễn phía Nam”

Điều dễ nhận thấy công lao của Nguyễn Nhạc đối với phong trào Tây Sơn đó là tinh thần phản kháng chống lại thế lực các tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn.

Có thể nói phong trào Tây Sơn chính là xuất phát từ thái độ chống cường quyền, bất công và khát vọng mang lại hạnh phúc cho dân nghèo của Nguyễn Nhạc. Trong Sông Côn mùa lũ nhiều lần Nguyễn Nhạc đã bày tỏ chính kiến của mình:“ Chúng tôi cùng nhau khởi nghĩa để dẹp mọi bất công, đem lại no ấm cho dân nghèo”. Khát khao của Nguyễn Nhạc, theo nhà văn, là đáng trân trọng. Suốt năm chương ở phần Tây Sơn Thượng và một số chương ở phần Hồi hương tác giả viết về quá trình khởi nghiệp của anh em nhà Tây Sơn mà ở thời kì này linh hồn và trụ cột của phong trào chính là Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc là trung tâm tập hợp các lực lượng từ bọn “đầu trộm đuôi cướp”, “du thủ du thực” đến bọn vong mạng quốc tế như Lí Tài, Tập Đình rồi bọn con buôn như Huyền Khê, Nguyễn Thung và rất đông bọn cùng đinh “tứ cố vô thân”...thành một lực lượng có cùng một mục tiêu là chống lại quan quân triều đình. Cái tài của Nguyễn Nhạc là quản được một đội quân ô hợp ấy cùng đoàn kết và phục vụ dưới trướng của mình. Rồi nữa, Nguyễn Nhạc với đầu óc thực tế từng nói với Nguyễn Huệ “tao ghét mấy thằng hủ nho”. Nhưng khi đã đánh được thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc rất cần bọn nhà nho có học làm quân sư cho mình. Ông khéo léo sử dụng bọn nhà nho cho mục đích của mình mà không bị họ loè bằng chữ nghĩa. Lần đầu ra Bắc Hà, gặp các quan, Nguyễn Nhạc đã nói một cách chân thành: “Tôi nghe ở nước Nam ông nghè là quý nhất. Các ông có phải là ông nghè chăng? Tôi sắp nói với Tự hoàng xin cho mấy ông đem về để dạy dỗ mấy người trong nước. Các ông có chịu đi theo tôi không?” Chính về vậy Nhạc đã quyết định chiêu mộ Chỉnh dưới trướng mình.Như vậy, mặc dù xuất thân từ dân núi, lại tự nhận là mán, mọi

nhưng Nguyễn Nhạc không những không bài xích nhà nho mà còn thành tâm trọng dụng họ. Sử sách ánh sáng của Nhạc đã bị hào quang Nguyễn Huệ che lấp nhưng trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác đã khẳng định nếu không có Nguyễn Nhạc thì không có phong trào Tây Sơn. Đó là một cái nhìn mới mẻ, công bằng của Nguyễn Mộng Giác về Nguyễn Nhạc và phong trào Tây Sơn mà các nhà văn trước ông chưa có được. Cũng vì quan điểm này mà Nguyễn Mộng Giác đã dành nhiều tâm huyết để viết về thời kì đầu khởi nghiệp của nhà Tây Sơn. Nguyễn Nhạc là thủ lĩnh của phong trào ông phải đối mặt với không biết bao nhiêu khó khăn, đối mặt với rất nhiều lực lượng thù địch vậy mà Nhạc đã lần lượt vượt qua khó khăn, đánh bại nhiều kẻ thù, xây dựng được phong trào ngày càng hùng mạnh.

Nguyễn Mộng Giác qua Sông Côn mùa lũ xem Nguyễn Nhạc là người anh hùng. Nhà văn đề cao công trạng và tài năng của Nguyễn Nhạc, khẳng định Nguyễn Nhạc là người tạo ra tiền đề vật chất quan trọng nhất để Nguyễn Huệ có điều kiện thi thố tài năng và trở thành người anh hùng lỗi lạc. Tuy nhiên, Nguyễn Mộng Giác cũng không ca ngợi Nguyễn Nhạc một chiều. Ông nhận thấy ở Nguyễn Nhạc có đầu óc thực tế đến thực dụng. Mọi việc làm của Nhạc luôn phải đạt được chữ lợi cho mình cho dù đó là lợi nhỏ. Cái thực dụng của Nguyễn Nhạc nhiều khi biến thành những thủ đoạn chính trị đến tàn nhẫn. Nhạc sẵn sàng đem hạnh phúc của con gái mình làm một nước cờ chính trị (gã Thọ Hương cho Đông cung), chia rẽ mối tình Nguyễn Huệ với An, con gái giáo Hiến bằng cách làm mối cho An lấy Lợi, dùng lễ cưới của An để tiếp đãi Đông cung, ép Huệ lấy em gái ông Tuyên, ông Nhật để ràng buộc các ông ấy tận tuỵ phục vụ cho anh em nhà Nguyễn Nhạc. Nguyễn Mộng Giác cũng chỉ ra “Nguyễn Nhạc đi dây tài tình giữa các thế lực Trịnh –Nguyễn để giữ quyền binh cho mình, nhưng cái “tài phù phép chính trị” ấy nhiều khi đẩy Nguyễn Nhạc trở thành cơ hội. Có lẽ điều này mà Nhạc rất tâm đầu ý hợp với Nguyễn Hữu Chỉnh, một kiểu người điển hình cho chủ nghĩa cơ hội. Nha ̣c còn là mô ̣t người có tài năng huyền biến, có chí khí cao, nhẫn na ̣i lớn. Trong

trâ ̣n chiến với Nguyễn Khắc Tuyên ông lâ ̣p mưu giả chui vào cũi đề đámh la ̣c hướng của kẻ thù.

Sau khi hạ được thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn có điều kiện cũng cố, tổ chức quy cũ, người theo về với Nguyễn Nhạc ngày càng đông. Nguyễn Nhạc phiên chế lại quân đội rồi tiến đánh Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân Tây Sơn đã chiếm được vùng đất rộng lớn từ Ninh Thuận đến Quảng Nam. Liên tiếp những năm sau đó, Nguyễn Nhạc phải lo đối phó với nhà Trịnh. Thấy tình thế hai đầu thọ địch (mặt Bắc thì chúa Trịnh, mặt Nam thì chúa Nguyễn) rất nguy hiểm, Nguyễn Nhạc quy hàng nhà Trịnh và xin đi đánh chúa Nguyễn ở phía Nam. Năm Bính Thân (1776), Nguyễn Nhạc xưng Tây Sơn Vương và sai Nguyễn Lữ đi đánh Gia Định, chiếm thành Sài Côn, chúa Nguyễn phải kéo quân về Biên Hoà. Năm Mậu Tuất (1778) Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Thái Đức, gọi thành Đồ Bàn là Hoàng đế thành, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân. Chỉ trong vòng tám năm, nhờ cơ mưu và dũng khí, nắm được lòng dân nên Nguyễn Nhạc đã làm nên sự nghiệp lớn mở ra một triều đại mới. Điểm yếu lớn nhất của Nguyễn Nhạc là tư tưởng sớm an phận, cái khát khao bị cái nhìn của Nguyễn Nhạc không quá Luỹ Thầy nên sau chuyến công du Bắc Hà trở về hạn chế, Nguyễn Nhạc đã chia đất nước mà ông có được thành vùng cho ba anh em cai quản. Bằng lòng với danh phận trung ương hoàng đế, kiểm soát vùng Quy Nhơn, Nhạc sớm đi vào hưởng lạc vinh hoa phú quý. Với tư tưởng này, càng về sau Nguyễn Nhạc càng trở thành vật cản lịch sử, không theo kịp lịch sử, bị lịch sử vượt qua.

Mă ̣c dù thế nhưng li ̣ch sử không thể phủi nhâ ̣n vai tró của Nha ̣c. sách Vua chúa Việt Nam qua các thời đại viết: “Vua Thái Đức từ khi lên ngôi cho đến khi mất ở ngôi được 15 năm. Sự nghiệp của vua tuy ngắn, nhưng trong lúc biến loạn như thế mà tự mình dựng cờ khởi nghĩa đánh tan các tập đoàn phong kiến thống trị lâu đời như Trịnh, Nguyễn, Lê, làm cơ sở cho công cuộc thống nhất sau này thì quả là một vị anh hùng hiếm có”[51, 242]

Trong lịch sử khi nói đến Nguyễn Huệ thì hầu hết những người hiểu biết về lịch sử đều xem ông là linh hồn của phong trào Tây Sơn. Với chính sử Nguyễn Huệ hiện lên là một võ tướng tài ba, một anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, nói chung chú trọng thiên tài quân sự của ông, ít ai quan tâm đến tư cách một nhà chính trị, một con người của đời thường trong gia đình, trong giao tiếp với kẻ thân sơ, với kẻ hiền người dữ “ nhưng đến với Sông Côn mùa lũ Huệ được tái hiện như một con người trọn vẹn, vừa là một nhân vật lịch sử vừa là con người thế sự. Nhưng cái lịch sử của nhân vật không chỉ dừng lại ở kiểu của các nhà ghi chép sử mà đó là sự khai thác góc độ bên trong, những hành động, những việc làm, những suy nghĩ tạo nên một anh hùng Nguyễn Huệ.

Ta có thể nói, sự nghiệp của Nguyễn Huệ phát triển dựa trên hai quan hệ: quan hệ với thầy giáo Hiến về mặt tư tưởng và quan hệ với người anh Nguyễn Nhạc về mặt quan điểm và hành động.

Trước hết là quan hệ thầy trò: giáo Hiến và Huệ. Huệ được giới thiệu qua lời của Nguyễn Nhạc với thầy giáo Hiến:"Thằng Lữ tuổi Mùi, thằng Huệ tuổi dậu.Trước đây, tôi có cho đi học, cả hai viết chữ đã ngay ngắn. Thằng Huệ sáng trí hơn, lâu lâu có làm được cái đơn, giúp tôi sổ sách thu thuế. Nhưng mấy thầy đồ chúng học chỉ võ vẽ được năm ba chữ, nên sức học hai đứa chưa đi đến đâu" [20, 143]

Lúc này, Huệ mới có mười lăm tuổi, đang là một thiếu niên. Lớp học do Biện Nhạc năn nỉ ông giáo thành lập, chỉ có bốn đứa học trò: Lữ, Huệ, một người con của ông giáo và một đứa trẻ khác ở trong làng. Có thể nói, sự nghiệp của Nguyễn Huệ bắt đầu từ cái lớp học “chẳng đặng đừng” này. Vì từ đó mà tạo ra một quan hệ tay ba Nhạc - Huệ - giáo Hiến, xuất phát điểm cho một cuộc khởi nghĩa mà có lẽ lúc đầu không ai nghĩ tới.

Huệ là người ham học nhất. Anh thích hỏi chuyện sinh hoạt, cách sống của vua chúa và đám quan lại ở Phú Xuân. Anh bạo dạn hỏi “hết chuyện này đến chuyện khác" và chuyện nào cũng "muốn biết rốt ráo tường tận”. Lúc

đầu, ông giáo có vẻ ngạc nhiên nhưng rồi tức khắc nhận ra khả năng khác lạ của người học trò này, cách cư xử của ông thay đổi. Từ những trao đổi, hỏi han vặt vãnh, hai thầy trò dần dà nhảy qua những địa hạt quan trọng hơn, điều khác thường đối với một cậu học trò mười lăm tuổi mới võ vẽ năm ba chữ. Chẳng mấy chốc, ông thầy cảm thấy mừng rỡ vì “tìm được kẻ tri âm”. Ông không còn lưu ý đến ‘giới hạn tuổi tác và kinh nghiệm sống của Huệ”. Nhân cách riêng của Huệ phát triển, vừa khác biệt với thầy và vừa khác biệt với ông anh. Quan điểm về đời sống và chính trị cùng cái nhân cách đặc thù ấy, sau này, khi có quyền trong tay, đã dẫn người thanh niên đến những quyết định táo bạo, dứt khoát, ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cả giòng lịch sử, đưa đến những thành công ngoại hạng.

Nhân vật Nguyễn Huệ là một nhân vật "đầy cả tư tưởng". Ông là một chiến lược gia, một chính trị gia. Những ý kiến mà Nguyễn Huệ phát biểu, tranh cãi với thầy, với ông anh và với các nhà nho đều thuộc loại các đề tài lớn của chính trị và triết học cổ kim: vai trò của nhà nho, vấn đề nhân nghĩa, chuyện quyền hành, vai trò của người dân. Huệ suy gẫm, phân tích mọi chuyện từ lớn đến nhỏ một cách rành mạch, lại đầy sáng tạo. Khi tranh cãi với thầy, Huệ vạch ra đặc tính riêng cũng như bản chất của mỗi sự việc, sự vật, mỗi hoàn cảnh trước khi đi đến kết luận, khiến thầy phải ngẩn ngơ, tâm phục. Là một người có thiên tư về chính trị, nên ta không ngạc nhiên là Huệ hết sức lưu tâm tới đề tài đó. Một hôm, Huệ hỏi thầy: "Như... thế nào mới là người hiệp?", ông giáo đáp "Phải khỏe để làm người không biết sợ. Phải không quá cẩn thận để dám làm. Phải rộng rãi để giúp người mà không so đo hơn thiệt. nếu cần, dám quên mình mà giúp người" - "Quên cả sống chết xông vào cứu một thằng ăn cướp ngay ban ngày, giữa chợ, có phải là hiệp không, thưa thầy?" (...) - Không - "Nhảy xuống sông cứu một người sắp chết đuối dù không biết bơi, đã được gọi là hiệp chưa? (...) - Chưa thể gọi là hiệp. Thêm một người chết nữa, phí đi! - "Vậy là con biết phải làm gì rồi. Gặp một tên thu thuế hống hách và tham lam đang bị bọn cướp đường hành hung, ta không

nên can thiệp vào làm gì. Để bọn cướp thanh toán với nhau. Thấy một anh học trò thức khuya, dậy sớm, học thuộc làu thi phú để thi đậu ra làm ký phủ, duyện lại, mình phải cứu anh ta, không thì anh ta chết đuối mất"[20].Câu đáp của cậu học trò mười lăm tuổi khiến ông giáo sững sờ. Huệ dồn ông thầy vào thế bí bằng cách hỏi để ông thầy phải chấp nhận quan điểm của mình. Huệ nhiều lần sử dụng cách tranh luận kiểu đó với thầy.

Một lần khác, cũng về chuyện “du hiệp”, khi nghe thầy muốn dạy anh về sử Nam (tức sử Việt Nam), Huệ hân hoan "Con chỉ mong có vậy (...) Tại sao ta không học sử nước mình mà lại tụng làu làu Bắc sử? Tại sao không học chữ nước mình? Cái loại chữ thường gọi là "chữ ta", thưa thầy, thực ra đâu phải là chữ ta. Đọc lên phải diễn nghĩa ta mới hiểu, đâu có được rõ ràng như

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sông côn mùa lũ của nguyễn mộng giác luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69 - 82)