CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 89 - 90)

- Việt Nam: So sánh giữa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến

b. Các giải pháp thực hiện

6.8. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

Xác định và thiết lập cơ sở và khuôn khổ pháp luật để quản lý sự phát triển sản xuất, chế biến NTTS nói chung và nuôi cá tra nói riêng; phạm vi trách nhiệm quản lý nghề nuôi cá tra; xây dựng và qui chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu hoạt động và thủ tục quản lý.

Tăng cường năng lực hành chính của ngành từ tỉnh, thành phố xuống đến phường, xã. Củng cố hệ thống quản lý nhằm phân cấp và nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp. Hình thành hệ thống cán bộ thủy sản chuyên trách ở các quận, huyện có hoạt động nuôi cá tra với nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình sản xuất, kinh doanh ở địa phương, hướng dẫn người dân nuôi cá tra thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, ngành, tỉnh và thành phố; giúp đỡ người dân về kỹ thuật nuôi và các công nghệ áp dụng.

Tăng cường năng lực lập dự án để thực hiện các dự án từ cấp tỉnh, thành phố xuống đến các quận, huyện. Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, đánh giá tác động của hoạt động nuôi cá tra.

Tiêu chuẩn hóa nghề nghiệp đối với người hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá tra. Chỉ những người có chứng chỉ đã qua đào tạo mới được phép kinh doanh và tha gia lao động, coi đây là điều kiện bắt buộc. Trước mắt tập trung thực hiện tốt các nhóm chính sách:

- Chính sách về sử dụng đất, mặt nước trong nuôi cá tra: Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt luật thủy sản, Quyết định số 224/1999 ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010; Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; triển khai thực hiện Chương trình phát triển giống thủy sản đã được Chính phủ phê duyệt ngày 23 tháng 6 năm 2004 (Quyết định số: 112/2004/ QĐ-TTg)

- Chính sách thuế: Nuôi thủy sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thì thực hiện thuế nông nghiệp hiện hành. Nuôi thủy sản trên đất bãi bồi, cồn ven sông áp dụng chính sách theo luật đất đai. Khuyến khích và giảm thuế sản xuất mặt hàng mới trong chế biến cá tra.

- Chính sách hỗ trợ người sản xuất gặp rủi ro: Bệnh dịch làm cá chết hàng loạt, do đột biến môi trường nuôi dẫn đến cá và thủy sản khác chết hàng loạt (không phải do người nuôi tạo ra). Bảo hiểm sản xuất và tiêu thụ. Hỗ trợ khi bị thiên tai, lũ lụt. Những trường hợp được hỗ trợ phải là cơ sở tuân thủ đúng quy định của cơ quan chức năng về vùng nuôi, mùa vụ thả giống,…

Vì cá tra được xác định là đối tượng chiến lược của ngành nên cần có cơ chế đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w