- Việt Nam: So sánh giữa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến
b. Các giải pháp thực hiện
6.5. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ 1 Tổ chức sản xuất
6.5.1. Tổ chức sản xuất
Trước thực trạng tổ chức sản xuất hiện nay để quản lý tốt các cơ sở sản xuất, phục vụ công tác truy xuất (nguyên) các nguồn sản phẩm từ sản xuất cần hình thành các khu vực nuôi sạch (GAP, SQF 1000CM) nuôi có trách nhiệm CoC trong nuôi cá tra. Điều này bắt buộc các cơ sở sản xuất (NTTS; sản xuất và ương giống) phải đăng ký kinh doanh kèm theo ghi nhật ký sản xuất. Sớm hình thành các trang trại đa ngành trong đó có nuôi cá tra.
Hình thành các tổ chức Hội, tổ, nhóm sản xuất để tăng tính cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
Gắn kết được khu vực sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến xuất khẩu để giảm rủi ro về mặt tiêu thụ, thị trường trong sản xuất.
Hướng dẫn mùa vụ, mật độ nuôi thích hợp với từng vùng sinh thái; những trường hợp không tuân thủ cần có các biện pháp xử lý thích hợp.
Hoạt động sản xuất giống sẽ hình thành theo cụm để thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát và giảm chi phí vận chuyển.
Trong chế biến sẽ tăng cường kiểm soát theo các chương trình HACCP, ISO 9002, SQF 2000CM); xúc tiến mạnh cổ phần hóa, kiên quyết di dời các xí nghiệp vào khu vực chế biến quy định ở các khu công nghiệp của từng địa phương.
Những nơi có đủ điều kiện cần sớm tổ chức kinh tế trang trại, làng nghề (Nghị Quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ); Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn, giao thông nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản.
Sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, do đó cần phải có thông tin về thị trường, sản phẩm kịp thời để có thể điều chỉnh hoạt động nuôi, cũng như chế biến cho phù hợp.