(1). Lao động nuôi cá tra thương phẩm và sản xuất giống
Đối với nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp thì số lao động trên 1 héc ta thấp hơn nuôi sử dụng thức ăn tự chế biến (giai đoạn đầu), trung bình 1 héc ta có khoảng 3 lao động thường xuyên. Đối với bè có kích cỡ dưới 150m3, trung bình có khoảng 2-3 lao động thường xuyên trên bè; đối với bè có kích thước lớn trên 150m3, số lao động khoảng 3-5 người, tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật nuôi và suất đầu tư.
Lao động sản xuất giống chiếm từ 8-16% so với toàn bộ lao động nghề nuôi cá tra trong vùng, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Riêng năm 2005-2007 tỉnh Đồng Tháp có khoảng 4.200-11.500 người và An Giang khoảng 1.600-3.100 người.
Lao động nuôi cá tra tăng từ 6.470 lao động năm 1997 lên 101.314 lao động năm 2007 (tăng gấp 15,66 lần). Đến tháng 7 năm 2008 thu hút được 105.535 người tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang,Tiền Giang, Cần Thơ,…
(2). Lao động dịch vụ, thời vụ
Bao gồm lao động cung cấp thức ăn, thuốc hóa chất, lao động cải tạo ao, lao động thu hoạch,…. số lượng lao động này tương đối lớn, tuy nhiên do thời gian lao động trong vụ ít nên lao động dịch vụ được ước bằng khoảng 10% tổng số lao động nuôi và sản xuất giống.
(3). Cơ cấu và độ tuổi lao động
Lao động thuê thường có độ tuổi trung bình thấp, từ 20-35tuổi. Chủ ao hoặc chủ cơ sở có độ tuổi trung bình cao hơn, dao động trong khoảng 40-55tuổi. Lao động nuôi cá nam chiếm 80% tổng số lao động. Lao động nữ thường tham gia vào công tác hậu cần để phục vụ lao động trực tiếp.
(4). Trình độ lao động
Hầu hết lao động đều được tham gia các lớp tập huấn do Trạm Thủy sản, Chi Cục thủy sản, Trung tâm khuyến ngư tổ chức. Ngoài ra, các lao động nuôi còn được học hỏi kinh nghiệm thông qua các hộ nuôi đạt kết quả tốt trong vùng.
Đối với lao động cho sinh sản nhân tạo ra cá bột, sau đó ương nuôi thành cá giống để bán có trình độ cao và chuyên nghiệp hơn so với lao động chỉ mua cá bột về ương nuôi và cung cấp cho nuôi thương phẩm.
Lao động trẻ thường có trình độ văn hóa cao hơn lao động cao tuổi. Có khoảng 80% lao động đều trải qua phổ thông cơ sở (lớp 8 hoặc lớp 9 trở lên), 10% lao động trình độ văn hóa cấp 2, 10% biết đọc, biết viết, không có người mù chữ trong các hộ phỏng vấn.
(5). Thu nhập của lao động
Lao động nắm kỹ thuật để điều hành sản xuất chính thường là chủ hộ, hoặc nếu thuê mướn lao động này thì lương bình quân từ 1,5-1,8 triệu đồng/tháng (chưa tính thưởng vào cuối vụ nuôi); đối với lao động đơn giản, dịch vụ lương khoảng 800.000-1.200.000đ/tháng. Lao động nữ khoảng 600.000-800.000đ/tháng.
Bảng 3.5: Số lượng lao động nuôi cá tra của các tỉnh vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008 ĐVT: người TT Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008 1 Long An - - - - - - - 400 600 0 0 0 2 Tiền Giang 2.550 3.600 3.260 2.952 3.446 3.454 3.529 3.664 3.700 28.000 33.000 38.000 3 Bến Tre - - - - - - - 217 232 234 1.025 1.415 4 Trà Vinh - - - - - - - 604 306 190 254 309 5 Sóc Trăng - - - - - - 64 156 336 135 450 495 6 Bạc Liêu - - - - - - - 22 24 0 0 0 7 Cà Mau - - - - - - - - 12 0 0 0 8 Kiên Giang - - - - - - - - 80 0 0 0 9 An Giang 3.920 3.600 4.700 6.300 7.204 10.440 11.182 9.604 6.130 396 17.508 13.066 10 Đồng Tháp - 3.000 2.946 3.380 3.656 3.335 2.918 3.351 7.865 34.000 37.000 40.000 11 Vĩnh Long - - - - 60 485 656 748 604 678 877 900 12 Hậu Giang - - - - - - 80 108 160 325 500 650 13 Cần Thơ - - 1.382 1.646 2.062 1.852 2.688 3.004 3.292 7.200 10.700 10.700 Tổng 6.470 10.200 12.288 14.278 16.428 19.566 21.117 21.878 23.341 71.158 101.314 105.535