DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA 1 Sản xuất và dịch vụ con giống

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 32 - 36)

3.3.1. Sản xuất và dịch vụ con giống

(1). Số lượng cơ sở và sản lượng giống của các tỉnh vùng ĐBSCL

Đến năm 1999 chỉ có 3 cơ sở ương dưỡng giống cá tra tập trung ở tỉnh An Giang. Năm 2000 toàn vùng có 46 cơ sở, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp 43 cơ sở và tỉnh An Giang 3 cơ sở.

Số lượng các cơ sở ương dưỡng và sản xuất giống cá tra tăng nhanh liên tục trong giai đoạn 2001-2007, từ 82 cơ sở (2001) lên đến 5.171cơ sở (2007), tăng gấp 63 lần; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 80,76%/năm. Trong đó tăng đáng kể nhất là tỉnh Đồng Tháp năm 2001 có 52 cơ

sở đến năm 2007 lên đến 3.842 cơ sở, tiếp đó là tỉnh An Giang số lượng cơ sở tăng từ 3 cơ sở (2001) tăng lên 1.031 cơ sở (2007). Đến tháng 7/2008 số lượng cơ sở sản xuất giống là 5.633 cơ sở, tăng 1,09 lần so với cả năm 2007, trong đó tính Đồng Tháp là 4.300 cơ sở.

Số cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống cá tra ở 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm đến 94,24% tổng số cơ sở trong vùng. Một số tỉnh còn lại như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang Cần Thơ chủ yếu là cơ sở ương dưỡng từ bột lên giống.

Các cơ sở sản xuất giống thường có sản lượng giống trung bình hàng năm là 1 triệu con/năm; 10-15 triệu cá bột/năm; diện tích trung bình các cơ sở ương dưỡng dao động từ 3.000-5.000m2, trung bình sản xuất khoảng 6 đợt/năm.

Sản lượng cá bột cũng tăng lên rất nhanh theo tốc độ tăng nhanh số cơ sở sản xuất giống, từ 466 triệu cá bột (năm 2000) tăng lên gấp 25,33 lần là 11.805 triệu (năm 2007). Trong đó sản lượng cá bột 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm gần như tuyệt đối của toàn vùng.

Tỷ lệ sống từ ương dưỡng từ bột lên giống ở giai đoạn đầu còn rất thấp, nhưng về sau áp dụng khoa học tiên tiến vào thực thực tế sản xuất nên tỷ lệ sống được nâng cao. Tỷ lệ sống bình quân từ 6,91% (năm 2000) lên 35,29% (năm 2005) và đây cũng là tỷ lệ sống cao nhất từ trước đến nay.

Trong giai đoạn (2006-2008) diện tích nuôi luôn được mở rộng, mật độ thả nuôi liên tục được đẩy lên cao nên đòi hỏi một số lượng lớn về con giống. Vì vậy số lượng cở sở sản xuất, ương dưỡng cá giống phát triển đại trà, tràn lan trong giai đoạn này nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống. Các cở sở này tranh thủ cơ hội, chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và cuối cùng sản xuất ra những đàn cá giống kém chất lượng, chống chịu kém với điều kiện môi trường, chậm lớn, một số đàn giống biểu hiện sự suy thoái do cận phối. Tỷ lệ ương từ bột lên giống dao động từ 16,32% đến 20% trong giai đoạn 2006-2008.

Tương ứng với sản lượng cá bột, sản lượng cá giống cũng liên tục tăng từ 32 triệu cá giống (năm 2000) tăng lên 1.926 triệu cá giống (năm 2007), tăng gấp gần 60 lần. Trong 7 tháng đầu năm 2008 sản lượng cá giống đạt 933 triệu con. Sản lượng cá giống tăng là điều đáng khích lệ. Song, chất lượng cá giống ngày càng có xu hướng giảm là do việc kiểm tra, kiểm dịch còn lỏng lẻo, thiếu khâu tổ chức, quản lý sản xuất chặt chẽ.

Cá giống được chia làm 2 loại, đối với giống nhỏ 1,2-1,3cm/con thì cung cấp cho các hộ nuôi ao, đối với loại có kích thước lớn hơn, từ 2,5-3,5cm thì phục vụ cho nuôi đăng quầng và nuôi lồng bè.

Bảng 3.6: Số lượng cơ sở ương giống cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7/2008 ĐVT: cơ sở TT Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7/2008 1 An Giang 2 2 3 3 3 19 24 25 545 616 1.031 1.041 2 Đồng Tháp 0 0 0 43 52 52 52 850 1.052 1.250 3.842 4.300 3 Cần Thơ 0 0 0 0 19 10 4 4 4 10 140 100 4 Vĩnh Long 0 0 0 0 8 8 10 10 8 40 71 94 5 Tiền Giang 0 0 0 0 0 0 2 2 2 43 43 43 6 Hậu Giang 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 3 3 7 Trà Vinh 0 0 0 0 0 0 0 0 6 10 16 21 8 Bến Tre 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 25 31 Tổng 2 2 3 46 82 89 92 891 1.617 1.976 5.171 5.633

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT giai đoạn 1997-7/2008)

Bảng 3.7: Sản lượng cá tra bột và giống sản xuất hàng năm ở vùng ĐBSCL ĐVT: Triệu con

TT Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008 Cá bột Cá giống Cá bột Cá giống Cá bột Cá giống Cá bột Cá giống Cá bột Cá giống Cá bột Cá giống Cá bột Cá giống Cá bột Cá giống Cá bột Cá giống 1 An Giang 36 2 45 2 228 17 240 24 375 28 715 103 2.480 79 2.730 270 2 Đồng Tháp 430 30 416 36 572 47 624 52 4.250 935 4.681 1.744 5.000 957 9.000 1.149 4.500 720 3 Cần Thơ - - 19 - 9 - 4 - 3 - 50 100 350 79 4 Vĩnh Long 6 - 7 - 10 - 8 - 6 29 54 5 Tiền Giang - - - - 2 - 2 - 1 74 24 75 25 60 20 6 Bến Tre 5 20 76 40 7 Hậu Giang 40 50 64 8 Trà Vinh 5 8 18 10 Tổng (làm tròn) 466 32 461 63 800 80 864 92 4.625 975 5.396 1.904 7.554 1.239 11.805 1.926 4.654 933 Tỷ lệ giống/bột (%) 6,91 13,69 10 10,65 21,09 35,29 16,4 16,32 20,05

(2). Chất lượng giống

Nguồn gốc giống nuôi được cung cấp từ các vùng Hồng Ngự - Đồng Tháp hoặc An Giang có chất lượng tốt. Tốc độ tăng trưởng trung bình ổn định (6 tháng đạt 1kg), tỷ lệ sống cao (80-95%), kích cỡ đồng đều, ít bị dịch bệnh trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ ương từ bột lên hương cũng được cải thiện đáng kể, ban đầu chỉ đạt khoảng 10-15% sau đó nâng lên đến 25- 30%, có nơi đạt 35%; kỹ thuật ương từ cá hương lên cá giống cũng được cải thiện đáng kể, đưa tỷ lệ sống từ 60% lên đến 80-85%. Đây là cơ sở sẽ bố trí quy hoạch hệ thống trại sản xuất bột và ương dưỡng trên 2 tỉnh này có điều kiện môi trường sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh học của cá tra.

(3). Tình hình tiêu thụ cá giống nuôi

Cơ sở sản xuất cá bột cung cấp cho cơ sở ương dưỡng sau đó cung cấp cho nuôi thương phẩm hoặc cung cấp cho các cơ sở kinh doanh giống. Cơ sở sản xuất cá bột, ương lên cá hương và cá giống sau đó cung cấp cho cơ sở kinh doanh và cơ sở kinh doanh cung cấp cho nuôi thương phẩm. Các hộ nuôi thương phẩm có thể mua giống tại nơi sản xuất hoặc các hộ kinh doanh giống vận chuyển đến tận ao, bè để cung cấp. Tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển thường khoảng 5-10% tùy thuộc vào cỡ cá cũng như khoảng cách vận chuyển, cá càng lớn tỉ lệ hao hụt càng thấp và ngược lại.

Hình 3.8: Sơ đồ luân chuyển con giống trong vùng ĐBSCL

(4). Tình hình kiểm soát con giống

Lực lượng kiểm tra, kiểm soát của các tỉnh còn quá mỏng, trình độ và trang thiết bị còn nhiều hạn chế, do đó lượng giống được kiểm tra, kiểm soát chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nhu cầu giống nuôi. Các hộ sản xuất nhỏ lẻ và tâm lý sợ phải đóng thuế nên không cung cấp thông tin đầy đủ cho cơ quan quản lý, dẫn đến công tác kiểm tra, kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w