Các tiêu chí lựa chọn vùng quy hoạch

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 61 - 62)

- Việt Nam: So sánh giữa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến

5.4.3.Các tiêu chí lựa chọn vùng quy hoạch

QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

5.4.3.Các tiêu chí lựa chọn vùng quy hoạch

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình thổ nhưỡng, điều kiện trao đổi nước,...), đối chiếu với thực tế sản xuất và đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá tra để đưa ra các tiêu chí chọn vùng nuôi thích hợp; nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các phương án quy hoạch, bố trí sản xuất cho từng vùng.

1). Diện tích tiềm năng phát triển cá Tra vùng ĐBSCL

Diện tích tiềm năng là diện tích nếu đưa vào sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

- Tiêu chí lựa chọn diện tích tiềm năng:

+ Diện tích có khả năng cấp thoát nước ngọt một cách thuận lợi (gần hệ thống sông rạch lớn). + Diện tích đã nuôi cá tra sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, không bị phèn tiềm tàng; đất có khả năng giữ nước. + Không bị ngập vào mùa mưa và thiếu nước cung cấp vào mùa khô.

+ Ảnh hưởng của nước mặn trung bình trong năm không vượt quá 4%0.

- Khu vực được xác định là tiềm năng nuôi cá tra

Vùng diện tích đất ở cù lao, bãi bồi, ven sông Tiền, sông Hậu, các nhánh của các con sông lớn, tính từ đường đẳng mặn trung bình trong năm 4%0 trở lên (tính từ cửa sông vào).

- Diện tích tiềm năng

Sau khi xác định, khoanh vùng; đo đạc trên bản đồ của các tỉnh bằng phần mềm chuyên dụng, xác định diện tích tiềm năng nuôi cá tra vùng ĐBSCL khoảng 53.500ha.

2). Diện tích khả năng phát triển cá Tra vùng ĐBSCL

- Có thể phát triển sản xuất toàn bộ trên diện tích này, không chồng lấn mâu thuẫn với các ngành kinh tế khác.

- Đã trừ đi các loại đất khác không thể chuyển đổi như đất thổ cư, giao thông, nông nghiệp sang nuôi cá.

- Số hóa và lồng ghép các thông tin vào bản đồ để xác định được diện tích khả năng nuôi cá tra; qua đó cho thấy vùng ĐBSCL khoảng 21.400 ha diện tích có khả năng phát triển nuôi cá tra, ba sa(chiếm 40% diện tích tiềm năng).

Mặc dù cá tra có thể nuôi ở nhiều nơi trong khu vực nước ngọt ở toàn vùng ĐBSCL; song tùy thuộc vào điều kiện trao đổi nước nước, chất đất (thổ nhưỡng), khả năng vận chuyển (sau khi thu hoạch) và thực trạng các nhà máy chế biến xác định vùng sản xuất như sau:

Vùng sản xuất cá tra tập trung truyền thống thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Vùng sản xuất tập trung có tiềm năng phát triển: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang.

Vùng ít có khả năng phát triển là các tỉnh không có hệ thống sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Điều kiện cấp nước, thổ nhưỡng không thuận lợi cho cá tra sinh trưởng và phát triển đạt chất lượng tốt như: Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

a). Tiêu chí chọn vùng nuôi

- Địa hình thổ nhưỡng:

+ Đất bãi bồi, cù lao, ven sông Tiền, sông Hậu, cạnh sông hoặc nhánh sông lớn. + Đất thịt, đất phù sa có khả năng giữ nước tốt.

+ Không có phèn tiềm tàng trong đất.

- Điều kiện trao đổi nước tốt (dựa vào thủy triều). - Chất lượng nước tốt, ổn định.

- Độ mặn trung bình trong năm dưới 4o/oo.

b). Xác định và phân tách các vùng nuôi theo các cấp độ thích nghi khác nhau

- Cấp thích nghi thứ I (tốt): đất cù lao trên các sông rạch lớn (chủ yếu sông Tiền và sông Hậu).

- Cấp thích nghi thứ II (khá): ven sông lớn (sông Tiền và sông Hậu).

- Cấp thích nghi thứ III (trung bình): ven các sông nhánh của sông Tiền và sông Hậu (vùng nuôi điều tiết giá cả thị trường, nếu thị trường được mở rộng sẽ đầu tư sản xuất ở vùng này).

- Xây dựng vùng nuôi ven sông lớn cách bờ sông vào phía trong không quá 500m. - Xây dựng vùng nuôi ven sông nhánh cách bờ sông không quá 300-400m.

c). Yêu cầu nuôi cá tra là nuôi thâm canh ở mức độ bền vững mật độ nuôi và năng suất nuôi phù hợp nhằm đạt hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mật độ nuôi: 25-30 con/m2.

- Năng suất nuôi: 200-300 tấn/vụ/ha. - Độ sâu ao nuôi 3-4 m.

- Chất lượng cá phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 61 - 62)