Đông Nam Á: Cũng là khu vực sản xuất cá da trơn quan trọng của thế giới Trong đó, nhiều nhất là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia Các nước khác sản xuất cá do

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 48 - 49)

nhiều nhất là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia. Các nước khác sản xuất cá do trơn không đáng kể. Inđônêxia và Campuchia có sự tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 1999-2005 đạt 25%/năm đối với Inđônêxia và đạt 49% đối với Campuchia.

Bảng 4.6: Sản lượng nuôi cá da trơn ở Đông Nam Á giai đoạn 1999-2005 (Đơn vị: tấn)

Quốc gia 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng bq ‘99-‘05 Tổng cộng 211.367 234.405 260.655 305.034 380.468 556.553 646.518 20%

Thái Lan 83.628 89.226 92.543 101.312 124.691 189.940 130.784 8% Inđônêxia 27.350 31.629 36.979 49.457 70.826 80.234 102.090 25% Malaysia 11.767 12.115 15.124 15.623 18.345 20.849 24.689 13% Campuchia 510 500 484 508 643 3.600 5.600 49% Myanma 0 0 0 500 800 5.000 5.000 - Philíppin 1.112 935 1.525 2.634 2.163 1.930 2.355 13% (Nguồn: FAO, 2007)

- Thái Lan: Tổng sản lượng các loài cá da trơn ở Thái Lan tính đến năm 2005 là

130.784 tấn, trong đó loài pangasius (giống cá tra Việt Nam) đạt 16.473 tấn. Vùng nuôi chủ yếu tập trung ở 2 tỉnh Mụcdahản và Ubôn Rắtchathani nằm ven sông Mê Kông, Đông Bắc Thái Lan. Vụ Nghề cá Thái Lan đã phối hợp với Viện Thực phẩm soạn thảo Kế hoạch phát triển cá da trơn năm 2005, mục tiêu của kế hoạch này là phát triển cá da trơn trên diện rộng, đem về giá trị xuất khẩu 10 tỷ bạt/năm (khoảng 312 triệu USD).

- Inđônêxia : Sản lượng cá da trơn ở Inđônêxia tăng khá nhanh trong giai đoạn 1999- 2005, tốc độ tăng bình quân đạt 25%/năm để từ 27.350 tấn năm 1999 tăng lên 102.090 tấn vào năm 2005. Loài được nuôi nhiều nhất có tên khoa học Clarias spp (không phải cá tra). Sản lượng cá tra của Inđônêxia năm 2005 đạt 32.575 tấn, tăng 8.600 tấn so năm 2004 và chiếm 32% tổng sản lượng cá da trơn cả nước. Ngành Thủy sản Inđônêxia đặt mục tiêu 10,16 triệu tấn vào năm 2010, tăng hơn 2 triệu tấn so với năm 2007. Vốn đầu tư ban đầu 333,5 triệu USD tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ của ngành.

- Malaysia : Sau khi chính sách an ninh lương thực được ban hành gần đây, Chính phủ Malaixia đã đầu tư 342 triệu Ringgít để xây dựng 49 khu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, chính sách tập trung hơn vào các đối tượng tôm sú, rô phi và nhuyễn thể. Điều này đã thể hiện ở viện xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ trong những tháng đầu năm 2008 giảm so với trước đây. Theo kế hoạch phát triển NTTS đến năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Malaixia sẽ đạt 662.000 tấn, trị giá 6,9 tỷ Ringgít, tăng gấp 4 lần so với mức sản lượng hiện nay (theo Growfish).

- Các nước Đông Nam Á khác: Do cùng có sông Mê Kông chảy qua Myanma, Lào và Campuchia cũng có nhiều lợi thế nuôi cá tra. Tuy nhiên, đến nay mỗi nước cũng chỉ sản xuất trên dưới 5.000 tấn cá tra, và như vậy, khi cá tra của ta đã chiếm lĩnh thị trường thế giới thì vấn đề cần làm là duy trì lợi thế và thị phần sau đó tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới.

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w