Đánh giá khả năng tiêu thụ

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 51)

- Việt Nam: So sánh giữa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến

4.3.2.Đánh giá khả năng tiêu thụ

Như đã đánh giá ở trên, nhu cầu thủy sản thế giới là rất lớn trong khi nguồn cung từ khai thác đang ngày càng giảm dần. Nuôi trồng thủy sản đang trở nên quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho con người. Các sản phẩm chế biến từ các loài cá da trơn, đặc biệt là cá tra của Việt Nam đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của thế giới.

Với tốc độ tăng trưởng như trong giai đoạn 1990-2005 thì tỷ trọng cá nuôi nước ngọt thế giới sẽ chiếm tương ứng là 29-33-35% tổng nhu cầu thủy sản vào các năm 2010, 2015 và 2020. Khối lượng thủy sản nước ngọt nuôi sẽ đạt tương ứng 34-41-48 triệu tấn. Riêng đối với nhu cầu cá tra trong thời gian qua cũng có sự tăng trưởng tốt. Cần khẳng định lại rằng, sự tăng lên của nhu cầu không hẳn là do sự giảm giá xuất khẩu mà sự giảm giá xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua chính là sự thay đổi cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác như chi phí sản xuất cao, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất.

Về khối lượng cá có khả năng tiêu thụ: hiện nay (năm 2007) khối lượng cá tra của nước ta đã chiếm tỷ trọng 3,8% thị trường thế giới. Nếu cố gắng duy trì nguyên con số thị phần này thì đến năm 2010, khối lượng cá tra tiêu thụ sẽ là 1,3 triệu tấn, năm 2015 là 1,6 triệu tấn và năm 2020 khoảng 1,85 triệutấn. Khối lượng tiêu thụ có thể tăng thêm nếu cá tra vẫn giữ được lợi thế so sánh bởi vì thực tế hiện nay nhu cầu phụ thuộc rất lớn vào mức giá cạnh tranh và chất lượng chấp nhận được.

Căn cứ vào sức tải môi trường (như đánh giá trong báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch này) thì với sản lượng nuôi 2 triệu tấn cá tra/năm vẫn không bị ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Ngoài ra, căn cứ vào năng lực chế biến hiện tại (công suất) và diện tích có khả năng nuôi. Nguồn vốn lớn nhất cần sử dụng trong sản xuất cá tra của các doanh nghiệp chế biến thủy sản là vốn lưu động và vốn xây dựng các nhà máy sản xuất phế liệu từ cá tra.

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 51)