Dân số (triệu người) 997 2 595 4.145 71 4 6.816 4Mức tiêu thụ đầu

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 47 - 48)

người (kg) 8,0 23,4 10,6 20,2 20,5 22,1 17,8

(Nguồn: Trung tâm Thủy sản Thế giới (World Fish Center))

Nhu cầu về thức ăn cho động vật và gia cầm làm từ thủy sản và dầu cá sẽ tăng 1,1%/năm giai đoạn 2000-2010 và 0,5% từ năm 2010 cho đến năm 2015, lượng thủy sản cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn cho động vật và cho các mục đích phi thực phẩm khác trên toàn thế giới khoảng 45,432 triệu tấn vào năm 2015.

Trong số các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cá da trơn, cá hồi, cá ngừ và cá biển vẫn đóng vai trò chính. Dự báo sẽ tăng ở mức 3,8%. Tôm cũng sẽ tăng nhưng chỉ ở mức 2,5% trong giai đoạn 2006-2010 và thấp hơn nữa ở giai đoạn sau. Cá rô phi sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường nhờ các lợi thế như giá thành nuôi thấp, sản lượng tăng nhờ nuôi bền vững về mặt sinh thái trong khi các loài cá hồi và tôm đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao, môi trường nuôi tốt. Về mặt thị trường, nhu cầu tiêu thụ đang phát triển, giá bán ổn định. Cá rô phi có hương vị nhẹ, có thể chế biến theo nhiều khẩu vị khác nhau và được đại đa số người tiêu dùng chấp nhận.

Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra đang được các nước nhập khẩu quan tâm xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển, nhờ giá cá tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại châu Âu rất cần nguyên liệu cá tra Việt Nam để chế biến và cung cấp cho các thị trường. Mặt khác, thị trường thủy sản trên thế giới đang ngày được mở rộng ra toàn thế giới như; Ba lan, Nga, các nước Nam Mỹ, khu vực châu Á… Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO xuất khẩu cá tra sẽ dễ dàng hơn, sản lượng tiêu thụ sẽ còn tăng mạnh từ nay cho đến năm 2020.

(4). Các nước nuôi cá da trơn chính và khả năng phát triển

Cá da trơn được nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, một ít ở Nam Mỹ. Các loài chính có tên khoa học như Ictalurus punctatus (cá nheo Mỹ), pangasius spp (cá tra), pangasius hypophthalmus, Silurus asotus, Leiocassi longirostris, Pelteobagrus fulvidraco, ... trong đó các loài pangasius, Ictalurus punctatus, Silurus asotus được nuôi với khối lượng lớn nhất và tập trung ở Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc chiếm trên 99% tổng sản lượng.

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w