DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG NGÀNH THỦY SẢN

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 53 - 55)

- Việt Nam: So sánh giữa số liệu thống kê của FAO và số liệu thống kê từ các địa phương của Việt Nam, không có sự chênh lệch đáng kể Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005 đến

4.6.DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG NGÀNH THỦY SẢN

NGÀNH THỦY SẢN

(1) Tác động của các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đến phát triển kinh tế-xã hội cả nước, vùng ĐBSCL TK 2006-2020 (Nguồn: Đảng công sản Việt Nam, 2006: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng).

“Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được một bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế” (trang 185-186).

Về kinh tế đến năm 2010: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 7,5-8%/năm, phấn đấu đạt 8%/năm; GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. GDP bình quân đầu người/năm theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050-1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng 43-44%; dịch vụ 40-41%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21-22%. Vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 40% GDP. Mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân, mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân.

Về xã hội đến năm 2010: Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%/năm. Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% tổng lao động xã hội. Trong 5 năm tạo công ăn việc làm cho 8 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5%. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10-11%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đạt 200 sinh viên giáo dục đại học và cao đẳng / 10.000 dân; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội. Tỷ lệ bác sỹ đạt 7 người/10.000 dân. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 16%o và dưới 5 tuổi là 27%o; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 20%. Tuổi thọ trung bình 72 tuổi.

thị và 75% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% các cơ sở mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; 90% chất thải rắn và thông thường, 80% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Về định hướng phát triển ngành: Tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3-3,2%. Phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ; tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, tạo ra nhiều đột phá về năng suất, chất lượng hiệu quả. Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống nuôi, kể cả giống thủy sản. Chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, …

Về định hướng và chính sách phát triển vùng: Tiếp tục thực hiện các định hướng phát triển vùng của Chiến lược 10 năm 2001-2010 và các Nghị Quyết của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển vùng. Vùng ĐBSCL cần tập trung đầu tư, trước hết là kết cấu hạ tầng để khai thác tốt lợi thế về đất, nước, lao động làm gia tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp và nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp, thủy sản với công nghệ tiên tiến, tỷ suất hàng hóa cao, góp phần chủ yếu bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; đồng thời, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tác, sản xuất hàng tiêu dùng và phát triển mạnh dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, tạo nhiều việc làm mới. Xây dựng thành phố Cần Thơ sớm trở thành trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

(2). Tác động của các Quyết Định 173/2002/TTg về phát triển kinh tế –xã hội ĐBSCL. Nghị quyết số 21-NQ/TW tới phát triển TPCT đến năm 2010. Nghị Quyết số 45-NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển TPCT trong thời kỳ CNH, HĐH.

Theo tinh thần của Nghị quyết, vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực, để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, xây dựng thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, sản xuất hàng hóa lớn và tập trung, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả bền vững. Phát triển các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là với đồng bào Khmer và nhân dân vùng ngập lũ.

Dự kiến đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP toàn vùng khoảng 10%/năm; trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 6,5%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 10%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20%/năm. Cần tập trung mạnh vào ổn định sản lượng và nâng cao chất lượng lúa gạo, giữ vững diện tích trồng lúa khoảng 1,8 triệu ha canh tác, trong đó có 1 triệu ha lúa chất lượng cao dành cho xuất khẩu; tăng cường bảo vệ và phát triển rừng ở các vùng sinh thái; phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của vùng; đầu tư mạnh vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch …..

Như vậy đến năm 2010 cùng với việc ưu tiên đầu tư phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, hình thành tứ giác phát triển Kiên Giang-An Giang-TP. Cần Thơ-Cà Mau, trong đó TPCT là trung tâm, do đó có nhiều cơ hội và thuận lợi cho sự nghiệp phát triển, hiện đại hoá. TPCT được xác định đóng vai trò là đô thị trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng và xây dựng trở thành đô thị loại 1, TP sẽ được đầu tư các công trình có ý nghĩa quốc gia và vùng, trở thành đô thị tiêu biểu của vùng ĐBSCL, có ảnh hưởng nhất định đến các tỉnh trong vùng.

(3). Tác động chung của toàn ngành thủy sản Việt Nam đến thủy sản ĐBSCL

Xuất phát từ đặc thù của một nghề cá quy mô nhỏ,quản lý chủ yếu theo ngư hộ, năng lực khai thác vẫn còn lạc hậu,…, thì đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi thực tế khách quan, nhưng đồng thời là một quá trình khó khăn. Thủy sản phải trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, có tính cạnh tranh cao, có tính bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, lấy cơ chế thị trường là mục tiêu, lấy khoa học công nghệ làm động lực và lấy tổ chức lại sản xuất làm trọng tâm thì cần phải tiến hành:

- Đẩy mạnh CNH, HĐH để tạo ra chuyển dịch cơ cấu theo chiều sâu, làm nền tảng cho phát triển bền vững. Tăng sản lượng NTTS lên 2 triệu tấn ngang bằng với duy trì sản lượng khai thác thủy sản 2 triệu tấn (1,8 triệu tấn khai thác hải sản và 0,2 triệu tấn khai thác thủy sản nội địa). Bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

- Tạo sức mạnh tổng hợp của ngành để đạt được 4 tỷ USD kim ngạch XKTS vào năm 2010 với sự chủ động hơn về đối tượng, về thị trường và cung cách làm ăn trong XKTS. Từ đó nâng cao tính cạnh tranh và uy tín thương hiệu hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời phát triển thị trường nội địa, đảm bảo an ninh thực phẩm cho toàn xã hội và cho chính người lao động nghề cá. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý, chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển thủy sản và điều phối chuyển đổi cơ cấu đầu tư kịp thời hợp lý cho ngành trên phạm vi toàn quốc, theo vùng và địa phương,…, góp phần hình thành một ngành kinh tế then chốt để hình thành nền kinh tế biển vững mạnh trong tương lai (Nguồn: Bộ thủy sản; Tạp chí thủy sản, 12/2005).

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020 (Trang 53 - 55)